( Yeni ) – Sau đây là 7 thành phần dưỡng da mà bạn nên tránh nếu không muốn tình trạng mụn tệ hơn.
Da mụn là một làn da ẩm ương, cực kì khó chiều. Rất khó để tìm được những sản phẩm hoặc một chu trình dưỡng da trị mụn thực sự hiệu quả.
Các bước chăm sóc da mụn
– Rửa mặt: Đối với hầu hết những người bị mụn trứng cá, tốt nhất là rửa mặt 1-2 lần mỗi ngày. Có thể hữu ích khi sử dụng chất tẩy rửa có chứa axit salicylic để làm thông thoáng lỗ chân lông.
– Toner: Các nàng da mụn được khuyến khích sử dụng một loại toner có thành phần từ lưu huỳnh hoặc tràm trà để làm giảm các triệu chứng mụn trứng cá.
– Treatment: Để tiến hành điều trị mụn, các chuyên gia gợi ý phương pháp kết hợp retinol với benzoyl peroxide. Tuy nhiên, đừng sử dụng chúng cùng nhau. Thay vào đó, hãy thoa benzoyl peroxide vào buổi sáng và retinol vào ban đêm vài lần.
– Dưỡng ẩm: Vì các phương pháp điều trị mụn có thể làm khô da, nên việc cấp ẩm cho da là rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến khích các sản phẩm có chứa ceramides và niacinamide để giúp làm giảm tình trạng viêm.
Các thành phần nên tránh khi điều trị mụn
Làn da mụn cần một chu trình chăm sóc da thật sự lành mạnh và khoa học. Ngoài việc chọn lựa được những loại mỹ phẩm phù hợp, các nàng cùng nên biết cách phát hiện ra những loại thành phần dưỡng da không tốt với làn da đang điều trị mụn.
Hương liệu
Theo Viện Da liễu Mỹ, hương liệu tạo mùi mỹ phẩm tổng hợp là nguyên nhân gây ra nhiều phản ứng dị ứng và làm trầm trọng hơn các bệnh về da như: bệnh chàm, rosacea, mụn trứng cá, viêm da tiếp xúc. Ngoài ra, hương liệu tạo mùi mỹ phẩm còn có thể gây ngứa, nổi mụn viêm đỏ, phát ban… Nếu bạn đang sở hữu một làn da mụn nhạy cảm thì hãy ưu tiên chọn những sản phẩm dưỡng da có dòng chữ “Fragrance-free” (không hương thơm).
Dầu khoáng
Dầu khoáng (Mineral oil) là một trong những thành phần phổ biến nhất có trong các loại mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc da. Bản thân dầu khoáng không có khả năng gây mụn hay làm bí lỗ chân lông.
Nhưng công dụng khóa ẩm quá hữu hiệu của thành phần này lại vô tình “niêm phong” một số thành phần khác như: vi khuẩn, bụi bẩn, bã nhờn dư thừa…ở lớp trên cùng biểu bì, khiến lỗ chân lông bị tắc.
SLS
Thành phần này được xác định là chất gây kích ứng da vì nó lấy đi hết lượng dầu tự nhiên trên da. Điều này có thể gây phá vỡ hàng rào bảo vệ da và khiến tình trạng mụn bùng phát trở nên tồi tệ hơn. Rất may, có rất nhiều chất tẩy rửa không chứa sulfat vẫn đạt hiệu quả tốt như những chất tẩy rửa có chứa sulfat.
Cồn
Rượu (alcohol) là một trong những thành phần làm tắc nghẽn lỗ chân lông nghiêm trọng nhất, đồng thời đây cũng là thành phần khiến cho da dễ bị khô nhất, khiến da sản xuất nhiều bã nhờn hơn hơn thông thường.
Khi được sử dụng trong toner và các sản phẩm tẩy tế bào chết ở phạm vi toàn bộ khuôn mặt, những dạng thức của cồn sẽ làm da khô và dễ bị kích ứng.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/4-thanh-phan-nen-tranh-xa-khi-da-bi-mun-neu-khong-se-cang-tram-trong-hon.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/4-thanh-phan-nen-tranh-xa-khi-da-bi-mun-neu-khong-se-cang-tram-trong-hon-d341967.html” name=”Xe và Thể thao”]