( Yeni ) – Đời người muốn có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc, bình an cần phải tránh xa những tội ác lớn nhất này.
Thứ nhất: Bất hiếu với cha mẹ
Đức Phật dạy chúng ta rằng: Cha mẹ là 2 vị Phật sống vĩ đại nhất trong cuộc đời mỗi người. Khi chúng ta sinh ra đời người mẹ vất vả mang nặng 9 tháng 10 ngày, trải qua cơn đau thập tử nhất sinh để mang đến cho ta sự sống. Cha một nắng hai sương, ngày đêm lo nghĩ, hao tổn tâm lực để lo cho ta cơm ngon canh ngọt, mang cho ta tất cả những gì tốt đẹp nhất. Trong cuộc sống cha mẹ không chê con khó, nhưng con lại xấu hổ khi cha mẹ nghèo. Như vậy, có ai oán lắm thay? Và việc này cũng trái với luật của trời đất
Từ thời xưa cho tới nay, người bất hiếu với cha mẹ, trời không dung, đất không tha. Cha mẹ, người hy sinh cho mình nhiều nhất mà còn làm chuyện bất nghĩa, làm sao có thể khiến người khác nể phục và có quyền được hưởng công danh? Vì vậy, khi chúng ta trưởng thành cần phải hiếu kính với cha mẹ mới là lẽ trời. Nhiều người do nóng nảy hoặc một phút bốc đồng không làm chủ hành vi, lời nói mà cãi lại cha mẹ hoặc có những lời lẽ không hay, hành vi chưa đúng sẽ phạm phải tội nặng, nghiệp báo khó tan.
Tội thứ hai: Ăn cháo đá bát, bất tín với ân nhân của mình
Cố nhân dạy: thầy là người cho mình con chữ, khai thông chí tuệ. Nếu buông lời bất kính sẽ rơi vào vạn kiếp bất phục. Tri kỷ là người đồng cam cộng khổ, bên cạnh và giúp đỡ những lúc suy vong. Nếu sau này hưng thịnh mà tỏ vẻ khinh bạc, làm chuyện bất nghĩa, cả đời sẽ chịu cảnh cô độc. Xưa nay, người ăn cháo đá bát, có mới nới cũ đều không có được kết cục tốt đẹp.
Không biết trân trọng ơn nghĩa, lừa thầy phản bạn sẽ phải chịu báo ứng nặng nề. Gieo Nhân, ắt gặt Quả. Dù trốn chạy ra sao, cũng không thể nào thoát được. Đạo làm người, phải biết ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Dù không thể báo đáp, cũng đừng quên đi ân tình, bị lòng tham làm mờ mắt mà cầm dao đâm vào trái tim người khác.
Thứ 3: Bất tín
[yeni-source src=”http://www.khoevadep.com.vn/2-toi-ac-cua-doi-nguoi-neu-pham-phai-se-chiu-qua-bao-lon-nhat-search/?id=305878″ alt_src=”” name=”Khoevadep”]