Gỏi bưởi, gỏi mãng cầu, gỏi dâu… đều có vị chua, cay, mặn, ngọt để khai vị hay món ăn ít calo theo chế độ healthy.
|
Gỏi mãng cầu: Nếu trà mãng cầu chỉ xuất hiện gần đây và đang có dấu hiệu hạ nhiệt, thì gỏi mãng cầu, món gỏi đặc trưng miền Tây Nam bộ vẫn âm thầm có mặt trong nhiều bữa ăn của vùng đất này. |
|
Nguyên liệu chính của món gỏi là những trái mãng cầu (mở mắt) sắp chín để có độ giòn nhất định nhưng không chát, đắng, song vẫn phải theo quy trình cắt, gọt, ngâm muối… để miếng mãng cầu sạch mủ, có độ trắng, giòn nhất định. |
|
Tùy sở thích, khẩu vị hay “trong nhà có gì dùng đó”, gỏi mãng cầu có thể kết hợp cùng thịt heo, thịt gà hay tôm (bỏ vỏ, áp chảo hay hấp chín). Món ăn có vị giòn của mãng cầu, ngọt của thịt hay tôm, vị chua cay mặn ngọt của nước mắm trộn gỏi. |
|
Gỏi bưởi là món ăn quen thuộc khắp dải đất hình chữ S. Được làm từ những múi bưởi căng mọng, gỏi bưởi có vị chua, ngọt của bưởi, chua cay mặn của nước trộn gỏi, thơm của rau thơm cùng những tiếng nổ vui tai khi tép bưởi vỡ ra trong miệng. |
|
Gỏi chôm chôm gần đây được nhiều nhà hàng giới thiệu tại TPHCM. Nguyên liệu chính của món ăn là phần thịt của những trái chôm chôm tróc chín mọng, chua chua ngọt ngọt kết hợp cùng cá khô/cá lóc hay thịt, tôm… |
|
Để tăng thêm hương vị, dinh dưỡng cho món ăn, bạn có thể thêm rau câu (rau chân vịt…) vào món gỏi. |
Bài và ảnh: Huỳnh Hằng
[yeni-source src=”” alt_src=”https://www.phunuonline.com.vn/3-mon-goi-trai-cay-cho-mua-he-a1522695.html” name=””]