Trẻ có 3 kiểu tư thế ngủ này sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, cha mẹ cần chú ý điều chỉnh kịp thời.
Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển thể chất khỏe mạnh, trong đó có chiều cao, trẻ ngủ đầy đủ và sâu giấc sẽ kích thích hormone tăng trưởng tiết ra tốt hơn. Do đó, nếu trẻ không có một giấc ngủ ngon thì trẻ rất dễ bị thấp còi hơn bạn bè trong tương lai.
Mặc dù một số tư thế ngủ có thể mang lại cảm giác thoải mái cho trẻ lúc ban đầu, nhưng thời gian sau sẽ khiến trẻ không thoải mái, trẻ dễ thức giấc nửa đêm, thở kém, đôi khi tác động xấu đến sự phát triển xương và cột sống, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
Vì vậy, nếu nhận thấy trẻ có 3 kiểu tư thế ngủ này sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, cha mẹ cần chú ý điều chỉnh kịp thời.
Những tư thế ngủ có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Trẻ ngủ bắt chéo chân
Một số bé thích vắt chéo chân khi ngủ, điều này không chỉ khiến máu ở chân không lưu thông, ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn khiến xương chân bị cong hoặc các cơ bên ngoài bị chệch ra ngoài, dẫn đến giảm chiều cao tổng thể.
Trên thực tế, đây là tư thế không quá phổ biến nên nhiều cha mẹ thường không đến tư thế nayg mà chỉ cần trẻ ngủ ngon giấc quan đêm, điều này vô tình bỏ qua một số tác động đến sự phát triển chiều cao của trẻ về sau.
Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển thể chất khỏe mạnh, trong đó có chiều cao.
Tư thế ngủ cuộn tròn
Một số trẻ em dường như đang chơi trò nhào lộn vào ban đêm. Nhìn mặt thì cảm giác như trẻ đang ngủ nằm ngửa, nhưng bên trong chăn, phần thân của trẻ lại nằm nghiêng.
Tư thế ngủ này có thể khiến trẻ cảm thấy rất an toàn, trẻ ngủ yên tĩnh như một chú mèo con hiền lành, nhưng vô tình tạo ra áp lực cho cổ và lưng, lâu ngày có thể khiến trẻ bị biến dạng cột sống, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ.
Nằm sấp ngủ
Trẻ thường xuyên nằm sấp cả đêm khi ngủ khiến cột sống của trẻ không thể nằm trên một đường thẳng. Việc này có thể khiến trẻ thức dậy với cảm giác đau nhức khắp cơ thể, phần cổ và cột sống cũng phải chịu áp lực lớn, cổ sẽ bị cong suốt đêm.
Đồng thời nằm sấp khi ngủ cũng có thể khiến trẻ bị hụt hơi, đè ép tim, chảy nước dãi dẫn đến trẻ ngủ không ngon giấc và dễ thức giấc vào giữa đêm, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng.
Ngoài ra, nằm sấp khi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và gây ra các vấn đề về chức năng tiêu hóa của trẻ, sau này khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ kém đi, điều này cũng gây ra tình trạng chậm lớn.
Trẻ ngủ với tư thế không phù hợp trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đnế phát triển chiều cao về sau.
Làm cách nào để giúp trẻ ngủ ngon và giảm tác động của tư thế ngủ đối với phát triển chiều cao?
Sự phát triển chiều cao của trẻ là sự phát triển tốt của hệ xương, nếu duy trì tư thế ngủ không tốt có thể gây ra sự biến dạng và cong vẹo của cột sống.
Vì vậy, cha mẹ cần chú ý điều chỉnh cho con, nhằm tránh ảnh hưởng đến chiều cao cũng như giúp trẻ có một giấc ngủ ngon hơn.
Điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp
Nằm ngửa được đánh giá là tư thế ngủ giúp tăng chiều cao tốt nhất nhờ những tác động đến hệ xương và hỗ trợ chúng phát triển về chiều dài.
Ở tư thế nằm ngửa, khung xương và cánh tay, vai, chân được giải phóng hoàn toàn khỏi trọng lượng cơ thể. Đồng thời, cột sống trong tư thế ngủ này cũng được duỗi thẳng, bảo toàn độ cong tự nhiên.
Hơn nữa, nằm ngửa còn góp phần giảm tình trạng căng cơ. Khi trẻ ngủ ở tư thế này, lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể không gặp bất cứ trở ngại nào, do đó trẻ sẽ tăng chiều cao tối đa.
Nhưng đối với tư thế này, cha mẹ cũng nên mua gối phù hợp với trẻ, độ cong của gối vừa vặn với cổ và sau đầu của trẻ.
Khi trẻ ngủ với tư thế nằm ngửa, cha mẹ cũng nên mua gối phù hợp với trẻ, độ cong của gối vừa vặn với cổ và sau đầu của trẻ.
Tận dụng tốt những chiếc gối
Khi trẻ thích nằm vắt chéo chân vào ban đêm, cha mẹ có thể kê một chiếc gối ở giữa hai bắp chân, khi cơ thể trẻ vặn vẹo cũng có thể cố định bằng một chiếc gối để cột sống của trẻ được thư giãn hơn.
Bằng cách này, trẻ có thể giảm bớt tác hại cho cơ thể mà không cần thay đổi tư thế ngủ, đồng thời với sự hỗ trợ của gối mềm, trẻ có thể ngủ thoải mái hơn.
Thêm vào đó, hãy thường xuyên đưa trẻ đi tập thể dục nhiều hơn, sửa tư thế đọc sách và làm bài tập của trẻ, để cột sống của trẻ luôn khỏe mạnh.
Giữ tâm trạng thoải mái trước khi đi ngủ
Giữ tâm trạng thoải mái sẽ giúp trẻ dễ đi sâu vào giấc ngủ hơn, không cho trẻ nghịch điện thoại trước khi ngủ, không trách mắng trẻ, không cho trẻ vận động mạnh, khi trẻ không bị kích động hay chán nản thì có thể ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Hãy chú ý giữ cho phòng ngủ yên tĩnh vào ban đêm để trẻ dễ ngủ sâu giấc hơn.
Tạo môi trường ngủ thoáng mát, yên tĩnh
Hãy chú ý giữ cho phòng ngủ yên tĩnh vào ban đêm, lắp đặt cửa ra vào và cửa sổ có tác dụng cách âm, rèm che nắng tốt trong phòng ngủ. Khi trẻ ngủ, đắp mền vừa phải và thoải mái, cũng có thể tạo giấc ngủ ngon cho trẻ.
Mẹ cũng có thể sử dụng những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng. Âm nhạc sẽ kích thích đến thính giác, làm tinh thần bé thư giãn. Đặc biệt, mẹ nên hát ru cho bé vì chính giọng nói và âm điệu thân thuộc, nhẹ nhàng của mẹ sẽ giúp trẻ dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/3-tu-the-ngu-lam-giam-chieu-cao-cua-tre-khong-sua-ngay-con-de-thap-lun-khi-lon-d307831.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/3-tu-the-ngu-lam-giam-chieu-cao-cua-tre-khong-sua-ngay-con-de-thap-lun-khi-lon-c429a515710.html” name=””]