Một số trò chơi trí tuệ có thể giúp trẻ cải thiện IQ và phát triển trí não hiệu quả.
Giai đoạn 0-6 tuổi được gọi là “giai đoạn vàng” phát triển trí tuệ của trẻ, trẻ ở giai đoạn này đang trong thời kỳ phát triển về các chức năng thể chất, mọi thứ đều trống rỗng nhưng lại cực kỳ dễ uốn nắn.
Tế bào não cũng hoạt động với tốc độ phát triển chưa từng có, lúc này nếu cha mẹ chịu khó áp dụng các biện pháp hữu hiệu thì trí thông minh của trẻ sẽ cải thiện đáng kể.
Trên thực tế, nếu muốn trí thông minh của trẻ được cải thiện ở mức độ cao hơn, bạn phải bắt đầu từ 4 khía cạnh: khả năng ngôn ngữ, khả năng tập trung, trí nhớ và khả năng quan sát. Những đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt ngôn và có trí nhớ tuyệt vời sẽ có sự phát triển trí tuệ tự nhiên rất tốt.
Theo đó, nếu muốn rèn luyện các kỹ năng này thì trò chơi trí tuệ là phương tiện hữu hiệu được các chuyên gia khuyến khích.
3 lợi ích tuyệt vời của trò chơi trí tuệ đối với sự phát triển của trẻ
Trò chơi trí tuệ không chỉ giúp trẻ tránh xa các những cách giải trí không lành mạnh mà còn cải thiện trí thông minh, mà còn có thể học được những kỹ năng hữu ích.
Rèn luyện khả năng ghi nhớ
Một số trò chơi buộc trẻ phải nhìn nhanh và nhớ nhanh như quan sát tranh và kể lại các chi tiết trong tranh, xem hình ảnh và ghép lại tranh. Kỹ năng ghi nhớ sẽ rất có ích cho quá trình học tập của trẻ sau này.
Ngoài ra, trẻ còn có thể phân biệt hay nhận biết những người, vật, sự việc đã từng tiếp xúc trong thời gian ngắn.
Trò chơi trí tuệ không chỉ giúp trẻ tránh xa các những cách giải trí không lành mạnh mà còn cải thiện trí thông minh.
Kích thích tư duy trừu tượng, sáng tạo
Trò chơi trí tuệ thường được thiết kế với hình thù, màu sắc đa dạng, kích thích tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ.
Ví dụ với trò chơi tưởng tượng hình khối: Cha mẹ thử thách con nhắm mắt và yêu cầu tưởng tượng ra một hình nào đó như hình tròn, hình vuông, tam giác,… rồi vẽ lên giấy. Nếu kết quả trẻ vẽ ra càng đúng thì tức là khả năng tập trung, quan sát của trẻ càng cao.
Phát triển khả năng ngôn ngữ
Trẻ sẽ trở nên nhạy bén, nhanh nhạy hơn với những con số, con chữ qua trò chơi trí tuệ. Ví dụ như trò chơi cờ vua, sudoku, rubik,… Khi chơi những trò này, trẻ không chỉ nhanh nhạy với con số mà còn rèn luyện trí thông minh logic, kiên nhẫn và tập trung.
Hay trò chơi ghép chữ với nhiệm vụ cho người chơi là nhặt bất kì một miếng gỗ và ghép thành từ có nghĩa sẽ giúp trẻ tăng khả năng ngôn ngữ của mình.
Tư duy toán học và khả năng ngôn ngữ là hai kỹ năng giúp não trái của trẻ phát triển và nhanh nhạy hơn, trẻ thông minh hơn khi học các môn tự nhiên và xã hội.
Trò chơi trí tuệ thường được thiết kế với hình thù, màu sắc đa dạng, kích thích tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ.
4 loại trò chơi trí tuệ tốt cho quá trình phát triển não bộ ở trẻ
Trước khi trẻ 6 tuổi, 4 loại trò chơi này GIÚP phát triển nhất về trí thông minh, cha mẹ thường chơi cùng trẻ thì sự khéo léo và chỉ số IQ của trẻ cũng cải thiện tốt hơn.
Trò chơi nhãn dán
Sau khi bé được 1,5 tuổi, với sự phát triển các vận động tinh của tay, bé đặc biệt thích dùng tay, và các cử động tay càng được kích thích.
Ví dụ, một số trẻ thích dán vào tranh sau 2 tuổi, và thường chơi trong vài giờ, vì trong quá trình dán, trẻ cần sử dụng tay, mắt, khả năng phối hợp của trí não, thông qua kích thước hình ảnh, hình dạng, màu sắc và các so sánh khác để xác định vị trí thích hợp của mô hình.
Đối với trẻ 2-6 tuổi, dán bằng sticker giống như chơi game, mang tính chất giải trí, trong quá trình này, não bộ của trẻ tập trung cao độ và tư duy cũng phát triển theo.
Trò chơi lắp ráp có thể phát triển tất cả các khía cạnh bao gồm nhận diện hình dạng, màu sắc, tăng khả năng sáng tạo cho trẻ, nhận thức không gian.
Trò chơi các khối lắp ráp
Các khối lắp ráp là trò chơi trí tuệ cơ bản nhất cho trẻ em. Kể từ khi bắt đầu xuất hiện đến nay các món đồ chơi này vẫn duy trì được vị trí ổn định trong trong những món đồ chơi phổ biến trên thế giới.
Khối lắp ráp là trò chơi mở, trẻ có thể xây dựng đoàn tàu, nhà, giường, chữ số, chữ cái, cầu thang,… thông qua các động tác tay có thể xây dựng sức bền là một bài tập thể dục rất tốt.
Trẻ có thể phát triển tất cả các khía cạnh bao gồm nhận diện hình dạng, màu sắc, tăng khả năng sáng tạo cho trẻ, nhận thức không gian… Các khối lắp ráp là trò chơi trí não cơ bản nhất cho trẻ em mà cha mẹ có thể cho con chơi từ rất sớm.
Cha mẹ có thể cho trẻ phát triển các khả năng khác nhau theo trí tưởng tượng của mình mà không bị gián đoạn.
Trò chơi ghép hình
Đây được công nhận là một trò chơi rèn luyện khả năng thực hành, khả năng quan sát, tư duy, trí nhớ và sự tập trung của trẻ em.
Vì trò chơi ghép hình là sự kết hợp giữa công việc trí óc và công việc thể chất nên trẻ cần sử dụng tay và trí não để quan sát và tư duy trong suốt quá trình.
Trò chơi này cũng giúp trẻ biết đánh giá xem mảnh ghép tiếp theo dựa vào nét tinh tế của nhiều họa tiết giống nhau là gì, sau đó tìm ra lựa chọn phù hợp. Trò chơi ày cũng rèn luyện tính kiên nhẫn và kỹ năng quan sát cho trẻ.
Truyện tranh, sách ảnh
Đọc truyện tranh cho trẻ em có thể rèn luyện trí nhớ, trí tưởng tượng và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Vì quá trình đọc truyện nhiều lần cũng là quá trình cung cấp cho trẻ một môi trường ngôn ngữ phong phú.
Sau khi trẻ được 1 tuổi, trẻ bước vào thời kỳ nhạy cảm với ngôn ngữ, lượng từ vựng đầu vào nhiều có thể khiến vốn từ vựng não bộ của trẻ phát triển vượt bậc trong một khoảng thời gian ngắn.
Ghép hình có thể rèn luyện khả năng thực hành, khả năng quan sát, tư duy, trí nhớ và sự tập trung của trẻ em.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/4-tro-choi-la-thang-may-tri-tue-tre-choi-nhieu-truoc-6-tuoi-cang-thong-minh-hon-d303580.html” alt_src=”” name=””]