Trong quá trình nuôi dạy, nếu bố mẹ áp dụng phương pháp không phù hợp có thể khiến các mối quan hệ trong gia đình xa cách.
Hầu hết bố mẹ luôn muốn dành cho con mình điều tốt đẹp nhất. Vậy nhưng đôi khi, vì một phút nóng giận nhất thời, bố mẹ vô tình nói ra những lời dễ làm tổn thương đến tâm lý trẻ.
Trong quá trình nuôi dạy, nếu bố mẹ áp dụng phương pháp không phù hợp có thể khiến các mối quan hệ trong gia đình xa cách. Thực tế, những kiểu làm mẹ sau đây dễ khiến các con càng lớn càng tạo khoảng cách, không muốn ở gần.
Những kiểu làm mẹ dễ khiến trẻ xa cách
Nếu thuộc 4 kiểu sau mẹ nên chú ý điều chỉnh sớm để trẻ không xa lánh khi lớn lên.
Người mẹ quá mạnh mẽ, áp đặt
Trước khi đứa trẻ chào đời, khi còn trong bụng mẹ, thứ quen thuộc nhất chính là nhịp tim và giọng nói của mẹ. Sau khi sinh, việc mẹ động chạm, ôm và cho con bú sẽ khiến bé có tâm lý phụ thuộc vào mẹ nhiều hơn. Do đó một người mẹ dịu dàng luôn là chỗ dựa tình cảm của con.
Ngược lại, một người phụ nữ mạnh mẽ và kiên quyết nghe có vẻ khá hấp dẫn, nhưng khi là “người mẹ”, việc “quá mạnh mẽ” trên phương diện tính cách chứ không phải sự nghiệp có thể mang lại một số tác động tiêu cực.
Trong gia đình, phụ nữ mà tính tình áp đặt không những khiến cho chồng cảm thấy áp lực mà con cái trưởng thành cũng không tốt, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trưởng thành tâm lý của con cái, thường dẫn tới tình trạng con trở nên yếu đuối.
Mọi đứa trẻ đều có nhu cầu thể hiện ý kiến của riêng mình, những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình gia trưởng thường khó có chính kiến.
Mẹ luôn hành động tùy tiện
Nhiều bố mẹ thường nghĩ rằng những gì mình làm là đúng. Khi con còn quá nhỏ để tự quyết định, mẹ thường quyết định thay. Khi trẻ quyết định rằng mình có thể tự mình kiểm soát một số thứ, mẹ vẫn không để trẻ đưa ra ý kiến, không cho phép trẻ phản bác và luôn hành động tùy tiện.
Mọi đứa trẻ đều có nhu cầu thể hiện ý kiến của riêng mình, những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình gia trưởng thì không thể có chính kiến.
Lâu dần, trẻ có thể trở thành một đứa bé tự lớn lên, thường lo lắng mẹ muốn tự đưa ra quyết định và hành động tùy tiện. Vì vậy khi lớn lên, nếu muốn làm điều mình muốn, có thể tự quyết thì điều duy nhất chúng có thể chọn là xa lánh mẹ.
Mẹ khó kiểm soát cảm xúc của bản thân
Xã hội hiện đại có yêu cầu cao đối với phụ nữ, không chỉ có khả năng kiếm tiền nuôi gia đình mà còn phải có khả năng nuôi dạy con cái hiệu quả và làm đẹp cho bản thân.
Trước những áp lực cao đó, nhiều cảm xúc của các bà mẹ có phần trở nên mất kiểm soát. Khi vui, mẹ có thêt rất kiên nhẫn với trẻ, khi cáu kỉnh, mẹ ngay lập tức nghiêm khắc.
Sự thay đổi trong cảm xúc đột ngột có thể khiến đứa trẻ cảm thấy rất bất an, cảm giác không an toàn này sẽ khiến đứa trẻ đặc biệt không muốn gần mẹ khi lớn lên.
Mẹ hay cằn nhằn, trách móc lâu dần có thể ảnh hưởng đến phát triển tâm lý trẻ.
Mẹ hay cằn nhằn
Đây là vấn đề chung của nhiều bà mẹ, và hầu hết các bà mẹ cằn nhằn là vì họ quan tâm đến con cái của họ. Mặc dù việc xa lánh con cái vì điều này có vẻ sai trái, nhưng xét về góc độ tâm lý thì đó là điều bình thường.
Khi thấy trẻ có biểu hiện xa lánh, mẹ không nên trách trẻ ngay mà hãy tự mình suy ngẫm trước. Nếu bản thân thuộc 4 kiểu trên, nên điều chỉnh sớm để có thể có một mối quan hệ mẹ – con hạnh phúc.
4 thói quen tốt giúp tình cảm bố mẹ và con cái bền chặt
Bằng việc duy trì những thói quen tốt hàng ngày, mối liên kết giữa và con cái bền chặt hơn, gia đình hạnh phúc hơn.
Hãy duy trì các bữa ăn gia đình
Những nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa các bữa ăn gia đình thường xuyên và lợi ích tích cực đối với sự phát triển của trẻ em.
Đồng thời, bữa ăn gia đình giúp trẻ có sức khỏe và thói quen ăn uống tốt hơn, tăng các kỹ năng tinh thần, cảm xúc và xã hội mạnh mẽ; cải thiện hành vi và kết quả học tập tốt hơn.
Điều quan trọng hơn là bữa ăn làm gia đình trở nên vui vẻ, mọi người trò chuyện về một ngày và cha mẹ giữ kết nối với con cái.
Chia sẻ với nhau về một ngày đã trải qua
Giống như bữa ăn tối, giờ đi ngủ là cơ hội tuyệt vời để bố mẹ và con cái trò chuyện với nhau về một ngày trôi qua.
Bố mẹ cũng chia sẻ với con về một ngày của mình như điều tự hào nhất mà mình đã đạt được trong ngày hôm đó, những vấn đề gặp phải và cách giải quyết thế nào.
Bằng cách chia sẻ về bản thân với trẻ, bố mẹ cho trẻ thấy rằng bản thân coi trọng, gần gũi với con cái, đồng thời củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thêm bền chặt.
Bố mẹ hãy cho trẻ thấy rằng bản thân coi trọng, gần gũi với con cái.
Dành nhiều thời gian vui chơi cùng con
Có một điều bố mẹ cần nhận ra rằng, điều con cái muốn nhất không phải vật chất đắt tiền mà chính là thời gian bố mẹ dành cho mình mỗi ngày. Bố mẹ không nên viện lý do bận rộn công việc không có thời gian cho con cái, dù cung cấp cho trẻ một môi trường học tốt nhất nhưng không quan tâm đến con cái thì mọi thứ cũng đều vô nghĩa.
Việc đồng hành là cách tốt nhất bố mẹ giáo dục con cái, khi có bố mẹ thường xuyên bên cạnh, hỏi han, quan tâm, điều đó sẽ khiến một đứa trẻ trở nên yêu đời và tự tin gấp bội.
Một trong những cách tốt nhất để gắn kết với con cái là bố mẹ hãy vui chơi cùng con. Mẹ có thể đi ra ngoài và đạp xe cùng con hoặc cùng nhau đá bóng.
Hoặc chơi trò chơi board game vui nhộn dành cho gia đình và nhân cơ hội đó biến nó thành một trò chơi giáo dục để dạy cho con những nhận thức, kỹ năng hữu ích.
Thể hiện tình yêu với con hàng ngày
Bố mẹ có thể bắt đầu từ những việc nhỏ mỗi ngày để gắn kết tình cảm gia đình, chẳng hạn như viết một mảnh giấy bày tỏ những lời yêu thương, cổ vũ và nhét nó vào hộp cơm trưa cho con.
Hoặc mẹ có thể lên kế hoạch cho những điều thú vị để cùng con làm vào cuối tuần, luôn dành sự quan tâm đầy đủ khi nói chuyện với con.
Khi có bố mẹ thường xuyên bên cạnh, hỏi han, quan tâm, điều đó sẽ khiến một đứa trẻ trở nên yêu đời và tự tin gấp bội.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/4-kieu-lam-me-khien-tre-ngay-cang-xa-cach-de-noi-loan-khi-lon-c59a6599.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/4-kieu-lam-me-khien-tre-ngay-cang-xa-cach-de-noi-loan-khi-lon-c429a523212.html” name=””]