( Yeni ) – Những câu nói này sẽ khiến bé bị tổn thương, vì thế cha mẹ đừng nói với con nhé.
Mẹ không tin con
Bạn muốn tạo nên sợi dây liên kết với con cái để có thể tìm hiểu các vấn đề của trẻ và bảo vệ chúng khỏi các khó khăn trong cuộc sống. Điều đầu tiên bạn cần làm là hãy lắng nghe tâm sự của con và tôn trọng chúng.
Những câu nói như “Con đang nói dối” hoặc “Mẹ không tin con đâu” sẽ tạo ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đứa trẻ không chỉ mất lòng tin ở bạn mà lần sau chúng sẽ giữ bí mật không nói cho bạn biết. Đến khi đứa trẻ cần sự giúp đỡ, chúng cũng không tìm đến bạn để xin lời khuyên nữa.
Con là đứa vô dụng
Có thể trẻ không làm được điều khiến bạn vừa ý, hoặc chúng thường xuyên làm hỏng đồ vật, việc vặt trong nhà. Nhưng cha mẹ đừng vội vàng đuổi con ra và dùng những lời lẽ mang tính phán xét, miệt thị.
Trẻ sẽ cảm thấy tổn thương, dần dần tự ti, mặc cảm vào bản thân và cho rằng mình là người kém cỏi. Câu nói này cũng khiến khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa hơn. Chúng không muốn chia sẻ, càng không muốn cố gắng để thay đổi vì “đằng nào trong mắt cha, mẹ, mình cũng không làm gì nên hồn”.
Cấm được cãi
Nhiều phụ huynh cho rằng con không được cãi cha mẹ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định câu nói này chỉ khiến trẻ thêm ức chế, bực bội vì không được tôn trọng, lắng nghe.
Thay vì dùng những lời lẽ bực bội, buộc tội, chúng ta nên dành thời gian lắng nghe vấn đề con đang gặp phải, cho trẻ cơ hội phản biện và phân tích đúng sai. Nếu bạn luôn độc đoán, con sẽ không còn tin tưởng mình nữa.
Con hãy ra khỏi nhà và đừng bao giờ quay về đây nữa
Đe dọa không phải là cách phù hợp cho cuộc nói chuyện giữa bạn và con. Nếu đứa trẻ thể hiện cảm xúc quá rõ ràng chứng tỏ chúng đang rất căng thẳng. Đôi khi bạn bất cẩn buông những câu nói như “Con hãy ra khỏi nhà và đừng bao giờ quay lại gặp mẹ nữa” sẽ chỉ làm tăng thêm sự căng thẳng cho đứa trẻ và khiến chúng cảm thấy không an toàn khi ở nhà.
Thay vì để cuộc tranh luận kéo dài quá lâu và đi vào bế tắc, tốt hơn hết bạn nên bảo đứa trẻ bình tĩnh lại và dừng cuộc nói chuyện.
Con có chắc con làm được điều này không?
Cha mẹ thường bảo vệ con quá mức và luôn muốn giúp đỡ con ngay cả khi chúng không cần. Họ luôn nghĩ việc giúp đỡ con trong mọi việc hoặc không cho chúng làm gì đó là đang bảo vệ con. Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới đứa trẻ bởi vì chúng sẽ thiếu tự tin vào năng lực của bản thân và sợ hãi khi phải chịu trách nhiệm về việc gì đó.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/5-cau-noi-xat-muoi-vao-long-con-cha-me-tuyet-doi-dung-noi-keo-ton-thuong-con.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/5-cau-noi-xat-muoi-vao-long-con-cha-me-tuyet-doi-dung-noi-keo-ton-thuong-con-d355651.html” name=”Xe và Thể thao”]