Tình trạng mụn cám là vấn đề rất thường gặp. Mặc dù chúng không gây đau và tổn thương sâu như mụn bọc, mủ, viêm nhưng lại khó điều trị và dễ tái phát. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến làn da của bạn trở nên kém mịn màng.
Vậy chúng ta có thể hiểu mụn cám là gì, nguyên nhân hình thành là do đâu và cách trị nào sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất?
Để có được câu trả lời cho những thắc mắc trên, bạn hãy tham khảo ngay phần nội dung bên dưới đây nhé!
1. Mụn cám là gì?
Bạn có biết rằng mụn cám hay còn gọi là mụn đầu trắng rất thường xuất hiện trên da với hình dạng những nốt nhỏ li ti như kim bấm, bên ngoài có lớp sừng màu trắng hoặc màu xám và nhân bên trong. Tình trạng bị loại mụn này sẽ có nhiều ở các vùng da trên mặt như là tại những vị trí có nhiều tuyến bã nhờn như hai bên má, cánh mũi, cằm và mép. Khi bị mụn cám, bạn chỉ cảm thấy làn da sần sùi, kém xinh chứ không hề gây đau nhức, sưng tấy hay tụ mủ.
Theo các nghiên cứu về da đã chứng minh rằng mụn cám thường khó nhìn thấy rõ nhưng với những ai sở hữu một làn da dầu và lỗ chân lông to. Vì trong tình trạng da bóng dầu và lỗ chân lông to rõ khó có thể nhìn thấy chúng rõ ràng. Cũng có rất nhiều người đôi khi nhầm lẫn giữa mụn đầu đen và mụn cám. Các bạn nên nhớ rằng 2 loại này không giống nhau. Khác với mụn đầu đen, mụn cám có thể có màu xám, trắng hoặc trong.
2. Nguyên nhân gây ra mụn cám
Mụn cám thường được xem là kết quả của tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh nhưng lại không được vệ sinh sạch làn da dẫn đến tồn đọng và hình thành mụn. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dầu nhờn xuất hiện nhiều. Một số lý do có thể kể đến tiêu biểu như sau:
– Sự thay đổi hormone: Khi các hormone trong cơ thể thay đổi một cách đột ngột là một trong những nguyên nhân khiến mụn cám xuất hiện nhiều. Những thời điểm cơ thể có sự chuyển biến như tuổi dậy thì, trước và sau khi sinh em bé, trước kỳ kinh nguyệt,…
– Việc vệ sinh da không sạch: Bạn có biết bước rửa mặt và tẩy trăng hằng ngày là công đoạn vô cùng quan trọng. Nếu bạn không chú ý thực hiện tốt thì các cặn bẩn trong ngày sẽ không thể được loại bỏ mà chúng sẽ tiếp tục tích tụ lại trong lỗ chân lông. Sau đó khi bạn thoa lên các lớp dưỡng ẩm vô tình sẽ làm “kẹt cứng” các chất bên trong và bên ngoài. Lâu dần sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm bẩn, tăng khả năng mụn cám lây lan rất cao.
– Mụn cám do vi khuẩn tồn tại trên da: Những thói quen mà bạn luôn nghĩ là bình thường như sờ tay lên mặt, cho tay lên nặn mụn thật ra vô cùng hại da và cũng là nguyên nhân hàng dầu khiến cho vi khuẩn dễ dàng tiếp xúc với da nhiều hơn. Các loại vi khuẩn này khi gặp môi trường thích hợp sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động, khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây mụn cám xuất hiện.
3. Có nên lột mụn cám tại nhà không?
Mặc dù mụn cám rất đáng ghét nhưng nếu bạn lựa chọn cách lột tẩy để loại bỏ chúng thì có phải một liệu pháp an toàn? Sau đây là những rủi ro bạn có thể gặp phải nếu lột mụn tại nhà không đúng cách.
– Gây tổn thương da: Lột tẩy có thể để lại vết xước. Hành động giật mặt nạ quá mạnh ra khỏi làn da sẽ khiến các tế bào bên dưới bị tác động ít nhiều và dẫn đến tổn thương bên trong.
– Kích ứng da: Không phải thành phần hóa học nào trong mặt nạ cũng tốt cho làn da. Một số loại mặt nạ có tính tẩy mạnh có thể gây ra tình trạng kích ứng, dẫn đến ngứa ngáy, đỏ da hoặc đau rát khi sử dụng.
– Viêm da: Miếng dán lột mụn có thể chứa vi khuẩn từ tay hoặc các bề mặt tiếp xúc. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn và khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
– Làm to lỗ chân lông: Khi bạn lột mụn thường xuyên sẽ tạo cơ hội cho các lỗ chân lông bị mở rộng. Lúc này đây có thể tạo điều kiện để mụn phát triển và khiến da trở nên sần sùi, không mịn màng.
4. Cách điều trị mụn cám
Bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau đây để điều trị mụn cám hiệu quả hơn:
– Sử dụng tẩy da chết hoá học
– Tinh dầu tràm trà
– Chống nắng mỗi ngày
– Sử dụng kem bôi dưỡng ẩm đầy đủ
– Vệ sinh da bằng các sản phẩm dịu nhẹ
– Dùng thuốc uống điều tiết lại nội tiết tố dưới chỉ định từ bác sĩ.
Nguồn tham khảo: https://skinwecare.vn/
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/mun-cam-la-gi-nguyen-nhan-hinh-thanh-va-cach-cham-soc-nhu-the-nao-d291491.html” alt_src=”” name=””]