Theo các chuyên gia, nếu phát hiện ra con nói thường nói những câu sau đây, cha mẹ nên kịp thời sửa sai.
Đạo hiếu là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người, đồng thời đây cũng là một đức tính truyền thống của dân tộc Việt Nam. Báo hiếu với cha mẹ có rất nhiều cách, có người chọn chăm sóc hiếu thuận, có người chọn cách dùng vật chất. Dù là phương pháp nào, chỉ cần con cái đặt tấm lòng yêu thương vào cha mẹ, đó là điều cha mẹ vui lòng nhất.
Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày, chúng ta dễ dàng thấy cũng có một số người không hiếu thuận, họ có một số đặc điểm chung, từ cách cư xử của những người này khi còn nhỏ có thể thấy được rằng khi lớn lên họ có hiếu thảo với cha mẹ hay không.
Theo các chuyên gia, nếu phát hiện ra con nói thường nói những câu sau đây, cha mẹ nên kịp thời sửa sai, bởi đó có thể đó là mầm mống của sự bất hiếu khi trẻ trưởng thành.
“Biến đi, hãy để con yên”
Cha mẹ nào cũng rất yêu thương con cái và chăm sóc chúng chu đáo. Tuy nhiên, khi lớn lên, trẻ sẽ có chủ kiến của mình, có trẻ sẽ rất nóng nảy trước sự quan tâm hoặc làm trái ý cha mẹ.
Trên thực tế, không ít bậc châ mẹ vô tình nói “biến đi” khi mất bình tĩnh, đôi khi họ không để ý đến con cái, nên đã nói ra từ này một cách vô tình, vì thế lâu dần trẻ sẽ học được và nói theo.
Nhiều trẻ nhỏ vốn không biết rằng ý nghĩa những lời này, chúng đơn giản chỉ là học theo cha mẹ mỗi khi bực tức thôi. Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và dạy lại con mình, thì trẻ sẽ nghĩ rằng hành vi nói những lời này của mình là đúng đắn, trẻ sẽ tự tin dùng những lời này thường xuyên hơn.
Lâu dần, ngôn từ và cách ứng xử cũng sẽ hình thành nên tính cách trẻ khi trưởng thành. Nếu cha mẹ không kỷ luật kịp thời, những đứa trẻ này khi lớn lên rất có thể sẽ không phải là những người con hiếu thảo.
“Đó không phải là việc của mẹ”
Trong quá trình giáo dục con cái, cha mẹ có thể quá nghiêm khắc với con cái, thường xuyên chỉ trích vào hành vi của con cái, khiến trẻ cảm thấy “mọi chuyện đều không ổn”.
Nhiều trẻ không thể chấp nhận một môi trường như vậy, nên trẻ vô thức phát triển một phương pháp tự bảo vệ, đó là không muốn liên quan gì đến cha mẹ.
Trong giai đoạn đầu trẻ em có câu nói này được xem là khả năng tự bảo vệ của bản thân, nhưng nếu trẻ dùng quá thường xuyên, nó có thể khiến trẻ mất tinh thần trách nhiệm khi lớn.
Và khi một đứa trẻ trưởng thành với tính cách đó, rất khó để thể hiện lòng hiếu thảo, bởi vì đứa trẻ đã quen với thói vô trách nhiệm, không có ý thức kính trọng và yêu thương người già.
Khi trẻ thường xuyên nói câu này, cha mẹ nhất định phải chú ý. Điểm đầu tiên, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý để chấn chỉnh những phương pháp giáo dục không đúng trước đây của mình, bởi tình trạng này phần lớn có thể là cha mẹ chưa giáo dục trẻ đúng đắn.
Thứ hai, cần chú ý nâng cao tinh thần trách nhiệm của trẻ như hướng dẫn trẻ trồng hoa để kích thích tinh thần trách nhiệm của trẻ. Ngoài ra, cần khuyến khích trẻ nhiều hơn, để trẻ có ý thức tự chủ hơn, từ đó tinh thần trách nhiệm của trẻ cũng tăng lên.
“Cái đó là của con, không ai được chạm vào”
Khi trẻ thường xuyên nói câu “Cái đó là của con, không ai được chạm vào”, đây là biểu hiện của đứa trẻ ích kỷ. Có hai lý do chính dẫn đến những hành vi ích kỷ nghiêm trọng của trẻ, một là do ảnh hưởng của cha mẹ, nếu cha mẹ thường tỏ ra kiêu căng thì tự nhiên trẻ sẽ học cách ích kỷ.
Thứ hai, có thể vì cha mẹ quá chiều chuộng con cái trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ hễ ở nhà có món nào ngon là cha mẹ cho con ăn trước. Lâu dần, đứa trẻ sẽ nghĩ rằng những thứ này nên là của mình, dẫn đến tâm lý vô cùng ích kỷ này.
Khi trẻ trở nên ích kỷ, không chỉ ảnh hưởng đến giao tiếp, học tập, cuộc sống, công việc sau này của trẻ mà còn khiến trẻ hiểu thấu đáo và quan tâm quá nhiều đến lợi ích trước mắt, từ đó đánh mất nhiều cơ hội.
Lời khuyên trong trường hợp này là cha mẹ không nên quá nuông chiều chuộng con cái, hãy dạy trẻ biết chia sẻ, cha mẹ nên bắt đầu bằng cách thể hiện bản thân đúng, để trẻ dễ bắt chước, hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn.
Sau đó, cha mẹ nên cho con trải nghiệm niềm vui khi được chia sẻ, và cho con biết rằng chia sẻ không phải là cho hay nhận mà là “cùng nhau”.
“Cha mẹ nói nhiều, phiền quá”
Những đứa trẻ thốt ra được lời này, chứng tỏ chúng là một người không biết ơn. Một khi đã không biết ơn thì khó có thể dạy trẻ hiểu được chuyện hiếu thuận. Vì vậy, nếu cha mẹ muốn con cái khi lớn lên hiếu thảo thì trước hết phải dạy trẻ lòng biết biết ơn.
Có thể thấy, hiếu thảo là đức tính cơ bản nhất cần học để có thể trở thành một người công dân tốt. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ hình thành thói quen, nếu không chú ý hướng dẫn thì trẻ sẽ rất dễ hình thành nên thói quen xấu, một khi đã thế thì rất khó thay đổi. Vì vậy, nếu trẻ có những thói quen xấu này, cha mẹ nên giúp trẻ sửa sai càng sớm càng tốt.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dua-tre-bat-hieu-rat-thich-noi-nhung-loi-nay-tu-nho-cha-me-hay-kip-thoi-sua-sai-d305464.html” alt_src=”” name=””]