Cách trị ho cho trẻ sơ sinh tại nhà thường được nhiều mẹ quan tâm và tìm hiểu do sơ sinh là đối tượng được khuyến khích không nên tự ý dùng thuốc điều trị. Khi bị ho, có thể đó là dấu hiệu để cơ thể trẻ bảo vệ mình, ho giúp cho đường thở thông thoáng, loại bỏ đờm khỏi cổ họng, chảy nước mũi hoặc thức ăn bị mắc kẹt. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có kinh nghiệm trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
Có hai loại ho chính ở trẻ sơ sinh, bao gồm: ho khan (khi bé bị cảm lạnh hoặc dị ứng) và ho có đờm (khi bé bị đường hô hấp kèm theo nhiễm trùng do vi khuẩn). Nếu như ho khan giúp làm sạch dịch mũi sau hoặc kích ứng do đau họng thì ho có đờm lại xuất hiện khi có đờm hoặc chất nhầy hình thành trong đường thở của bé.
Cách trị ho cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, còn một số trường hợp khác là ho gà, tương tự như cảm lạnh nhưng các cơn ho càng lúc càng nặng hơn, nhất là vào ban đêm. Khi bé bị ho gà, âm thanh sẽ phát ra giống như tiếng rít, cơn ho gà gây nên hiện tượng khó thở và mặt bé trở nên tím tái do thiếu oxy.
Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi không bị ho nhiều nên nếu bé bị ho thì có thể coi là điều quan trọng. Đặc biệt, nếu trẻ sơ sinh ho nhiều vào mùa đông, đó có thể là do virus hợp bào hô hấp (RSV) – một bệnh nhiễm virus nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Khi bé lớn hơn 1 tuổi, ho ít đáng bao động hơn và chúng thường là do cảm lạnh.
Cách trị ho cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới 6 tháng tuổi
Về cơ bản, cách trị ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách trị ho cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, cách trị ho cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, cách trị ho cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi, cách trị ho cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi là giống nhau bởi các bé vẫn còn nhỏ và được khuyên không nên dùng thuốc. Hãy dùng thuốc khi các biện pháp chăm sóc không đạt hiệu quả và có sự chỉ định của bác sĩ.
Trên thị trường hiện nay vẫn có nhiều loại thuốc trị ho cho trẻ em dưới 2 tháng tuổi mà không được bác sĩ kê đơn uống, sẽ gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Theo kinh nghiệm trị ho cho trẻ sơ sinh thì đây là những biện pháp mẹ có thể áp dụng điều trị ho, giảm ho cho trẻ sơ sinh tại nhà:
Dùng nước muối sinh lý
Với những triệu chứng ho đi kèm với tình trạng nghẹt mũi, nước mũi và khó thể sẽ khiến trẻ ngủ không tròn giấc. Dùng nước muối sinh lý sẽ làm giảm các chất nhầy trong mũi, giúp làm sạch và giúp đường hô hấp không còn sưng. Như vậy, khi ho, trẻ sẽ dễ dàng tống đờm ra ngoài hơn.
Cách trị ho cho trẻ sơ sinh tại nhà. (Ảnh minh họa)
Dùng tinh dầu dầu tràm
Mẹ có thể dùng dầu tràm để giúp trẻ loại bỏ cơn ho. Trước tiên, mẹ hãy nhỏ vài giọt tinh dầu tràm, xoa nhẹ lên tay rồi xoa đều lên cơ thể trẻ tại những vị trí như lưng, ngực, cổ để giúp giữ ấm cơ thể bé. Dầu tràm sẽ giúp làm sạch và thông thoáng hệ hô hấp ở trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhỏ một ít dầu tràm vào chậu nước tắm của bé.
Trong quá trình tắm, trẻ sẽ hít hương từ dầu tràm và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh. Bên cạnh đó dầu tràm còn có khả năng kích ứng niêm mạc mũi tạo thành các chất nhầy rồi tống chúng ra ngoài. Trẻ sẽ bớt ho nhờ vào quá trình này.
Ngoài ra, khi ngủ, mẹ hãy dùng dầu tràm để giữ ấm chân, tập trung vào phần ngón chân, vị trí sâu nhất để giúp dầu tràm phát huy hết tác dụng của mình.
Thực hiện cho bé bú thật nhiều sữa mẹ
Nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi cũng như đường hô hấp. Thông thường, muốn làm loãng dịch nhầy đường hô hấp thông thoáng, chúng ta cần phải uống thật nhiều nước. Tuy nhiên, với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị ho, chúng ta nên cho trẻ bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để giúp tăng cường đề kháng, tăng miễn dịch.
Nâng cao đầu của bé khi nằm ngủ
Việc kê cao đầu của trẻ sẽ giúp cho việc thở dễ dàng hơn, giúp trẻ giảm các cơn ho. Mẹ có thể kê cao gối hoặc khăn hơn một chút để đầu trẻ nâng cao hơn, dễ thở hơn khi bị ho.
Luôn luôn giữ độ ẩm trong không khí
Không khí ẩm đóng vai trò rất tích cực trong việc làm giảm bớt kích ứng ho, giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Mẹ hãy sử dụng 1 chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé vào buổi tối.
Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi. (Ảnh minh họa)
Trường hợp nào thì nên đưa trẻ sơ sinh bị ho đến bác sĩ?
Không phải trường hợp trẻ sơ sinh nào bị ho cũng đều cần được bác sĩ thăm khám, đa phần triệu chứng sẽ dần dần tự khỏi. Tuy vậy, khi cơn ho kèm theo những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu kịp thời:
– Bé bị ngừng thở và có dấu hiệu tím tái ở môi, quanh môi.
– Bé thở mệt và gắng sức thở.
– Bé bị ho kèm theo nôn mửa.
– Bé cảm thấy khó chịu khi thở.
– Bé bị chảy nước dãi, khó nuốt, ho và thở thành từng tiếng khò khè.
Lưu ý khi điều trị ho cho trẻ sơ sinh
– Không dùng thuốc trị ho, thuốc kháng sinh khi trẻ mới vừa chớm bệnh khiến hệ miễn dịch của bé bị suy yếu,
– Không tự ý cho trẻ ngưng sử dụng thuốc (nếu đã được bác sĩ chỉ định). Việc ngưng dùng thuốc không những khiến bệnh ho không trị dứt điểm mà còn khiến bện chuyển sang chiều hướng xấu hơn, có thể gây nhờn thuốc.
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé thông qua sữa mẹ (với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn), sữa công thức (với trẻ dùng sữa công thức).
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị ho không phải là hiếm gặp vì vậy phụ huynh cần bình tĩnh và làm theo hướng dẫn giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị ho rất dễ gặp phải biến chứng viêm đường hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi,…
Vì thế, người nhà không nên chủ quan, cần theo dõi tại nhà như đếm nhịp thở, quan sát lồng ngực, tình trạng nôn trớ nên mang bé đến phòng khám bệnh viện để các bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh của bé và điều trị thích hợp.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-tri-ho-cho-tre-so-sinh-tai-nha-khong-dung-thuoc-danh-cho-me-d307288.html” alt_src=”” name=””]