Trên thực tế có rất ít em bé chào đời mà vẫn còn nguyên hình dạng này.
Khoảnh khắc chào đón con ra đời chắc chắn sẽ là giây phút hạnh phúc nhất của tất cả các bà mẹ. Ai cũng mong ngóng được nhìn thấy thiên thần đáng yêu với gương mặt xinh đẹp, bàn chân và đôi tay nhỏ xinh. Thế nhưng cũng có những trường hợp các em bé sơ sinh xuất hiện khác xa so với tưởng tượng của bố mẹ đã gây hoang mang không ít.
Chị Tiểu Lý (sinh năm 1990) đã kể lại giây phút lần đầu nhìn thấy con yêu của mình bằng giọng điệu vô cùng căng thẳng và hoảng hốt. Chị cho biết, lần đầu có con nên chị cũng rất thích ngắm các em bé sơ sinh trên mạng. Em bé nào cũng đáng yêu như thiên thần, gương mặt nhỏ nhắn, đôi môi hồng chúm chím và đôi mắt tròn long lanh. Thế nhưng khi con của chị chào đời, chị đã vô cùng ngạc nhiên.
Tiểu Lý luôn mong ngóng khoảnh khắc lần đầu được nhìn thấy thiên thần của mình. Ảnh minh họa
Nhưng sự thật ngày đón con của chị khá bất ngờ. Ảnh Sohu
Con chị chào đời khi nằm nguyên trong một chiếc bọc và bên trong toàn nước. Bản thân em bé cũng nằm im không cựa quậy. Tiểu Lý đã hoảng hốt khóc thét trong lần đầu nhìn thấy con. Thế nhưng bác sĩ nhanh chóng xoa dịu Tiểu Lý rằng “chị quá may mắn”. Lúc này Tiểu Lý liền đáp lại: “May mắn? May mắn ở đâu? Cái vỏ này nhìn kì dị quá, em bé có làm sao không hả bác sĩ?“.
Con Tiểu Lý chào đời còn nằm nguyên trong bọc ối. Ảnh Sohu
Lúc nào bác sĩ liền giải thích: “Vỏ ngoài là màng ối không bị vỡ khi em bé được sinh ra, điều này thật may mắn vì có lợi cho em bé nên mẹ không cần lo gì cả. Chỉ lát nữa thôi con sẽ được ra ngoài và khỏe mạnh như bao em bé khác”. Nghe tới đây, Tiểu Lý mới thở phảo nhẹ nhõm.
Trên thực tế, lớp màng này thực sự có lợi rất nhiều cho đứa trẻ bởi khi trẻ chào đời chắc chắn sẽ bị chèn ép rất nhiều, nếu không có lớp màng bảo vệ, bé có thể gặp nguy hiểm. Chúng như một lớp màng giúp giảm tải “áp lực” lên em bé, bảo vệ sự an toàn của con yêu.
Ngoài ra, em bé ở trong bụng mẹ đã 9 tháng 10 ngày, quen với nhiệt độ và độ ẩm trong bụng mẹ. Nếu màng ối bị vỡ, bé ra ngoài có thể bị ảnh hưởng đột ngột. Ngược lại, nếu màng ối còn nguyên có thể có tác dụng cách nhiệt rất tốt, bé sẽ không bị cái lạnh hoặc cái nóng của môi trường làm ảnh hưởng, nó tồn tại như một bình oxy giúp giảm thiểu bệnh tật cho đứa trẻ và giúp em bé lớn lên một cách khỏe mạnh bình thường.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong 24 – 48h đầu sau chào đời
Việc chăm sóc cho trẻ sơ sinh trong những giờ đầu tiên như vệ sinh, dinh dưỡng, giấc ngủ… đã khiến không ít mẹ bị hoang mang, không biết nên bắt đầu từ đâu và làm thế nào cho đúng. Vì vậy, các mẹ có thể tham khảo những tuýp nhỏ dưới đây:
1. Cho bé ăn
Dạ dày lúc mới sinh của bé khá nhỏ nên chỉ cần ăn từ 6-7 lần/ngày. Mỗi lần cách nhau khoảng từ 1-2 tiếng, thời gian cho bú khoảng từ 15-30 phút (tùy theo lượng sữa). Về lượng sữa mẹ được tính như sau: Ngày 1 và 2 sau khi sinh: Bé chỉ cần ăn khoảng 10ml/ bữa.
Dù mẹ cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức, sau khi bé được bú no, hãy bế bé lên ở tư thế vác vai, bụng ép sát vào ngực mẹ và vỗ nhẹ lên lưng bé để bé ợ hơi, tránh ọc sữa. Giữ ở tư thế như vậy trong khoảng 10-16 phút, mẹ hãy chú ý giữ đầu và cổ bé cẩn thận vì cổ bé vẫn còn khá yếu.
2. Cho bé ngủ
Ở giai đoạn này, giấc ngủ rất quan trọng với mỗi trẻ sơ sinh, ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ tăng trưởng về thể chất và tinh thần. Trong một khoảng thời gian khá dài, bé đã ở trong bụng mẹ nên khi mới chào đời, khái niệm ngày – đêm với bé là không rõ ràng.
Việc của mẹ là cần hướng dẫn bé để giúp bé có thể nhận biết được ngày đêm, chẳng hạn như cho bé ngủ tại không gian tối và yên tĩnh còn đánh thức bé dậy tại không gian sáng, có nhiều âm thanh. Dần dần, bé sẽ làm quen với điều này và có được đồng hồ sinh học hợp lý nhất.
3. Vệ sinh cơ thể
Vệ sinh rốn:
– Trước khi vệ sinh rốn cho trẻ, mẹ phải rửa tay thật sạch và sát trùng tay bằng cồn 90 độ.
– Nhẹ nhàng tháo băng và gạc rốn ra.
– Quan sát xem ở vùng rốn và quanh rốn của trẻ có bị mủ, viêm đỏ hay chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hoặc bất thường nào khác không.
– Thực hiện lau rốn bằng bông gòn, nước chín vô trùng và thấm khô vùng cuống rốn, chân rốn.
– Sát trùng vùng da quanh rốn của trẻ bằng nước muối sinh lý.
– Có thể để rốn hở hoặc che rốn bằng một lớp gạc mỏng.
– Quấn tã tại vùng dưới rốn, tránh để nước tiểu hoặc phân hay bất cứ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.
Thay tã
Mẹ có thể dùng xen kẽ tã vải và tã giấy để thay cho bé. Nếu chọn tã giấy, mẹ hãy chọn loại tã có kích cỡ phù hợp với tính năng chống hăm và ngứa. Nếu cho bé dùng tã vải, mẹ hãy chọn những loại có chất liệu cotton mềm, thấm nước tốt.
Sau khi bé tè đầy hoặc ị, mẹ hãy thay tã cho bé ngay. Trước khi thay phải vệ sinh thật sạch bộ phận sinh dục, vùng hậu môn bằng khăn mềm và nước ấm theo chiều từ trước ra sau. Thoa kem chống hăm hoặc bảo vệ da cho o bé rồi mới mặc tã vào.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/con-chao-doi-hinh-dang-khac-la-me-khoc-thet-nhung-bac-si-noi-chi-qua-may-man-c59a6055.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con/con-chao-doi-hinh-dang-khac-la-me-khoc-thet-nhung-bac-si-noi-chi-qua-may-man-c13a521995.html” name=””]