Dầu dừa hiện nay được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi bởi những công dụng trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như làm đẹp. Với 5 cách làm dầu dừa đơn giản dưới đây bạn có thể chế tạo thành công dầu dừa nguyên chất.
NGUYÊN LIỆU LÀM DẦU DỪA
CÁCH LÀM DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÓNG
CÁCH LÀM DẦU DỪA BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẠNH
CÁCH LÀM DẦU DỪA BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÉP LẠNH
CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG DẦU DỪA LÀM ĐẸP
Dầu dừa là một loại dung dịch chất lỏng được chiết xuất từ quả dừa tươi hoặc dừa khô. Đây được coi là “thần dược” làm đẹp cho làn da mái tóc của chị em để đẹp và khỏe mạnh hơn. Không những vậy dầu dừa còn được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, là một gia vị để món ăn thêm đậm đà hương vị.
NGUYÊN LIỆU LÀM DẦU DỪA
– Dừa già : 1 trái (chọn quả càng già càng tốt)
– 500 ml nước lạnh hoặc sôi
– 1 rây lọc hoặc khăn xô để lọc nước cốt dừa
– 1 máy xay sinh tố
Nguyên liệu cơ bản làm dầu dừa.
1. CÁCH LÀM DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÓNG
Dưới đây là các bước làm dầu dừa nguyên chất bằng phương pháp nóng đơn giản tại nhà.
Bước 1: Sơ chế dừa
– Bổ đôi dừa để lấy cùi sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để nạo nhuyễn hoặc nạo thành những sợi nhỏ.
– Bạn cho vào máy xay với một ít nước nóng, thành phẩm nhận được là hỗn hợp cơm dừa.
Thực hiện nạo và xay nhuyễn cùi dừa.
Bước 2: Đun cơm dừa với nước sôi
– Cho phần cơm dừa vừa xay ở trên vào đun cùng với nước sôi. Bạn đổ nước vừa đủ sấp với lượng cơm dừa sau đó tiếp tục đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
Đun cơm dừa với nước sôi.
Bước 3: Xay và vắt sữa dừa
– Bạn đem xay phần dừa vừa đun ở bước 2 thành hỗn hợp sánh mịn.
– Dùng khăn xô hay màng lọc để vắt lấy nước cốt dừa vào chảo hoặc nồi.
Các công đoạn thực hiện xay vắt sữa dừa.
Bước 4: Nấu dầu dừa nguyên chất
– Cho hỗn hợp dung dịch lên bếp đun sôi nhỏ lửa và thi thoảng đảo đều để tránh bị khê hoặc cháy dưới đáy nồi. Thời gian nấu dầu dừa nguyên chất trong khoảng 1h-1h30 sao cho cốt dừa bay hết hơi nước, bạn sẽ thấy phần dầu nổi lên.
– Khi đun sôi lớp cùi dừa còn sót lại sẽ cháy vàng, bạn lọc vớt lớp này sẽ được dung dịch dầu dừa nguyên chất cho vào lọ thủy tinh để nguội đậy nắp rồi sử dụng dần.
Sau khi nấu bạn chắt lọc sẽ được dầu dừa nguyên chất.
Lưu ý: tại bước này bạn có thể sử dụng nồi cơm điện để nấu dầu dừa. Trong lúc nấu không nên đậy nắp nồi cơm điện để tránh nước cốt dừa bị trào dùng đĩa thìa thi thoảng khuấy đều để cốt dừa không bị đọng dưới đáy gây ra tình trạng cháy hoặc khê.
Thành phẩm: Sau khi chiết xuất bạn sẽ được dung dịch màu vàng nhạt, hoặc hơi vàng đậm một chút và có hương thơm ngậy của dừa.
2. CÁCH LÀM DẦU DỪA BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẠNH
Làm dầu dừa với phương pháp lạnh là cách tách dầu dừa không qua tác động của nhiệt từ đó dung dịch có màu trắng trong tinh khiết và giá trị dinh dưỡng. Cụ thể cách làm như sau:
Bước 1 : Sơ chế dừa
Bạn thực hiện giống như làm dầu dừa nguyên chất với phương pháp nóng.
Bước 2: Lọc dầu dừa
– Lấy miếng vải xô đặt lên trên miệng của lọ thủy tinh.
– Lấy 1-2 thìa cơm dừa đã xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố vào giữa khăn, bạn dùng tay túm chặt đầu khăn để vắt lấy nước cốt vào trong lọ thủy tinh. (Hãy vắt kiệt nước cốt dừa tránh lãng phí)
– Đậy chặt nắp lọ thủy tinh sau đó để 1 ngày ở nơi thoáng mát.
Dùng khăn xô vắt lấy sữa dừa.
Bước 3: Vớt váng
Lớp nước dừa và dầu sẽ được tách ra và có 1 lớp váng đông lại trên bề mặt sau 1 ngày. Bạn dùng thìa nhẹ nhàng gạt lớp váng và chiết xuất lớp dầu dừa ở bên dưới vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Thành phẩm nhận được là dầu dừa có màu trắng trong.
3. CÁCH LÀM DẦU DỪA BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÉP LẠNH
Khác với cách làm dầu dừa truyền thống thì dầu dừa ép lạnh dễ làm mà vẫn giữ nguyên các công dụng về làm đẹp. Với phương pháp ép lạnh làm dầu dừa bạn cần sử dụng tới chiếc máy ép hoa quả thay cho máy xay sinh tố với các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Sơ chế dừa
– Nạo sạch lớp vỏ bên ngoài của quả dừa già, cắt thành nhiều miếng nhỏ.
– Mang phần cùi dừa đã cắt thành miếng vào lò vi sóng sấy khô ở nhiệt độ thấp để nồng độ dầu dừa sẽ cao hơn khi thành phẩm.
Dừa nạo vỏ và bổ miếng.
Bước 2: Ép cùi dừa
– Lấy phần cùi dừa sau khi đã sấy khô với lò vi sóng cho vào máy ép hoa quả để được tinh chất dầu dừa. Bạn ép thật kỹ để tránh lãng phí nguyên liệu.
– Để dung dịch sau khi ép vào lọ thủy tinh đậy nắp rồi để khoảng 1 ngày 1 đêm sao cho phần sữa dừa đọng xuống và dầu dừa sẽ nổi lên trên.
Ép dừa với máy ép hoa quả.
Bước 3: Lọc chắt lấy dầu dừa bạn thực hiện giống như với phương pháp lạnh ở trên.
Lưu ý: khi làm dầu dừa theo phương pháp lạnh và ép lạnh theo cả 2 phương pháp này làm dầu dừa khá đơn giản, không mất nhiều thời gian tuy nhiên thành phẩm lại có màu trắng và mùi thơm không bằng phương pháp truyền thống. Thời gian bảo quản dầu dừa theo phương pháp này cũng ngắn hơn vì vậy bạn cần bảo quản cẩn thận.
4. CÁCH NẤU DẦU DỪA BẰNG MÁY ÉP DẦU
Cách làm dầu dừa bằng máy ép dầu khá đơn giản và tiện lợi với những bước thực hiện vô cùng đơn giản.
– Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 1 trái dừa già, 1 ca nước sạch, máy ép dầu.
– Bước 1: Sơ chế dừa
+ Cùi dừa làm sạch sau đó bỏ vỏ và cắt thành miếng rồi mang sấy khô.
+ Bạn bật lò vi sóng ở nhiệt độ thấp và sấy khô khoảng thời gian từ 4 đến 6 giờ.
– Bước 2: Ép dừa bằng máy ép
+ Cho toàn bộ cùi dừa đã sấy vào máy để ép lấy dầu dừa.
+ Sau đó bạn ép phần cùi khoảng 2-3 lần để lấy hết toàn bộ tinh chất dừa.
– Bước 3: Để dừa qua đêm
+ Bạn lấy dầu đã ép cho vào lọ thủy tinh để 24h. Sau 1 thời gian bạn sẽ thấy lượng dầu dừa nổi lên còn sữa dừa ở dưới đáy lọ.
– Bước 4: Chắc lấy tinh chất dầu dừa
+ Bạn nhẹ nhàng lấy thìa múc dầu dừa ra một lọ khác để sử dụng.
5. CÁCH LÀM DẦU DỪA BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN
Làm dầu dừa bằng nồi cơm điện khá dễ dàng thực hiện ngay tại nhà với công thức sau:
– Nguyên liệu: Dừa khô nạo sẵn, nước sôi và nồi cơm điện, vải mùng, rây , hũ thủy tinh.
Cách làm dầu dừa bằng nồi cơm điện
– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
+ Đem ngâm dừa khô đã nạo với nước sôi từ 20 đến 30 phút.
– Bước 2: Nấu và chắt lấy dầu dừa
+ Bạn dùng vải mùng vắt phần dừa thật kỹ thực hiện khoảng 2 lần để lấy hết nhiều tinh dầu trong bã dừa.
+ Đổ nước cốt dừa đã lọc vào nồi cơm điện và bật chế độ “Cook”.
+ Bạn nấu khoảng 30-40 phút (tùy vào lượng nước) đến khi phần nước cốt sệt lại và có dấu hiệu tách dầu. Tiếp tục mở nắp nồi cơm điện và nấu thêm 15 – 20 phút nữa.
– Bước 3: Lọc lấy dầu dừa
+ Ngắt điện nồi cơm, lấy rây lọc phần dầu dừa dưới đáy nồi cho vào hũ thủy tinh.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DẦU DỪA
– Dầu dừa có màu vàng óng trong suốt hơi sệt và có mùi thơm đặc trưng.
– Bạn dùng nước nóng ngâm dầu dừa khi nấu sẽ thu được nhiều tinh dầu hơn.
– Sau khi dầu dừa nguội bạn cho vào lọ thủy tinh hay nhựa đạy kín và tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
– Ở nhiệt độ thường dầu dừa sử dụng được khoảng 6 tháng và lọc bỏ hoàn toàn tạp chất để bảo quản lâu hơn.
– Nên bảo quản dầu dừa vào ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ dưới 23 độ C. Dầu sẽ đông đặc lại nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng.
CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG DẦU DỪA LÀM ĐẸP
Dầu dừa được mệnh danh là thần dược làm đẹp cho chị em phụ nữ rất rẻ và dễ kiếm. Trong dầu dừa chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất giúp làm lành nhanh các vết thương mụn do vi khuẩn nấm gây ra, nuôi dưỡng làn da hồng hào sáng mịn.
Dầu dừa và những tác dụng tuyệt vời trong làm đẹp.
Dưới đây là một số công dụng và cách sử dụng dầu dừa để làm đẹp chị em nên biết.
– Dưỡng da toàn thân: Dầu dừa giúp dưỡng ẩm hoàn hảo không chỉ riêng khuôn mặt mà cho toàn cơ thể. Chỉ với một lượng nhỏ dầu dừa thoa đều toàn thân sẽ giúp da bạn không bị khô ráp mà mềm mịn, giảm sẹo thâm cũng như trẻ hóa làn da.
– Tẩy trang: Dầu dừa cũng thay thế cho nước tẩy trang rất tốt. Chỉ cần xoa đều một lượng dầu dừa lên mặt mát xa kỹ và rửa lại với nước, lớp trang điểm sẽ bị tẩy trôi nhanh chóng da bạn trở nên mềm mại mịn màng hơn mỗi ngày
– Dưỡng và làm hồng môi: Để đôi môi không bị khô ráp nứt nẻ, bạn hãy chăm chỉ dùng dầu dừa mỗi ngày để cung cấp độ ẩm hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào giúp đôi môi luôn hồng hào căng mọng.
– Tẩy da chết bằng dầu dừa rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy 3 muỗng canh muối biển hoặc đường với lượng dầu dừa tương đương trộn đều thoa lên khắp khuôn mặt, mát xa nhẹ nhàng và rửa sạch với nước ấm. Với cách này giúp xóa mờ vết thâm cũng như loại bỏ tế bào chết trên da mặt.
– Chữa nấm móng tay: Trong dầu dừa chứa nhiều axit béo có thể ngăn chặn sự phát triển của nấm và làm ra rã nó. Bạn chỉ cần bôi 1 lượng dầu dừa lên móng tay bị nấm sau đó đi găng tay hoặc tất qua đêm, hiệu quả thể hiện rõ rệt sau 1 tuần.
– Triệt lông chân: Dầu dừa giúp làm mềm lông và da chân. Vì vậy để triệt lông bạn thoa đều lớp dầu dừa lên vùng cần triệt, dùng dụng cụ cạo sạch bạn sẽ thấy dễ chịu hơn mà không bị kích ứng da.
– Làm sạch họng: Dầu dừa chứa nhiều axit lauric có tính chất chống nấm và vi khuẩn. Mỗi sáng súc miệng với 1 thìa dầu dừa trong 20 phút giúp bạn làm sạch được vi khuẩn đem lại hơi thở thơm tho và răng bạn sẽ trắng sáng hơn đấy.
– Dưỡng tóc: Axit béo trong dầu dừa giúp dưỡng và làm mềm tóc. Chỉ với 1 lượng nhỏ xoa đều vuốt lên từ gốc đến ngọn ủ trong ít nhất 15 phút rồi xả lại bằng nước sạch.
– Làm dài mi và dưỡng mắt: Vùng da quanh mắt rất mỏng và nhạy cảm. Để tránh quầng thâm và lão hóa bạn hãy bôi dầu dừa quanh vùng da này hàng ngày trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó để làm dày mi bạn dùng tăm bông chấm ít dầu dừa chải đều từ chân đến ngọn liên tục một thời gian bạn sẽ thấy hiệu quả.
– Trị gàu và tóc xù: Gàu được hình thành do da đầu bị khô. Khắc phục tình trạng này bạn thoa dầu dừa lên chân tóc và mát xa vừa dưỡng ẩm cũng như kích thích mọc tóc sau đó gội đầu, như thế gàu sẽ biến mất hoàn toàn. Để trị tóc xù rất đơn giản, bạn lấy lượng nhỏ dầu dừa xoa lên phần tóc xù mất “thẩm mỹ”.
[yeni-source src=”https://phununews.nguoiduatin.vn/” alt_src=”https://eva.vn/bi-quyet-lam-dep/5-cach-lam-dau-dua-tai-nha-de-duong-da-duong-toc-hieu-qua-c280a519310.html” name=””]