Mấy ngày Tết trôi qua, tôi mới cảm thấy đúng là làm dâu ngày Tết thật vất vả biết chừng nào.
27 tuổi, tôi lấy chồng. Đó là người đàn ông tôi hết lòng yêu thương và anh cũng rất quan tâm tôi. Lúc còn đang yêu đương mặn nồng thì đột nhiên anh nói cưới vì mẹ anh đi xem bói được tuổi. Thật ra tôi không muốn cưới giáp Tết vì muốn tận hưởng thêm một cái Tết độc thân nữa. Thế nhưng gia đình hai bên đều ưng thuận làm tôi cũng phải gật đầu.
Hai vợ chồng sau khi cưới ở lại nhà chồng. Tính ra ở riêng nhưng vì còn vài tháng nữa là Tết nên chúng tôi quyết định ở lại. Sau Tết ổn định rồi mới dọn dẹp và tính chuyện thuê nhà. Vợ chồng tôi đi làm hơi xa nhà nên ở nhà chồng đi lại cũng khá vất vả. Hai vợ chồng sáng phải đi sớm, tối về đã gần 7h30. Vì vậy việc cơm nước tôi có nói nhờ mẹ nấu giúp. Nhưng mẹ chồng tôi hôm nấu được hôm không. Có hôm mẹ kêu nhà hết đồ ăn có hôm lại kêu có việc ra ngoài.
Hôm mẹ đưa tôi danh sách tôi sợ quá. (ảnh minh họa)
Có lần tôi về thấy đồ trong bếp ngổn ngang, cơm chưa có, mẹ lại đang buôn chuyện với mấy cô hàng xóm làm tôi hơi bực mình. Từ hôm đó tôi nói với chồng không nhờ mẹ nấu nướng, chỉ cắm cơm. Thức ăn tôi đều mua sẵn ngoài chợ về. Mẹ có vẻ không hài lòng việc con dâu mua thức ăn sẵn nhưng mẹ không hỗ trợ nấu nướng thì cũng phải đành ăn. Tôi đi làm về muộn, nếu vào bếp nấu nướng thì chỉ sợ 9 giờ chưa được ăn cơm.
Tôi cưới trước Tết 2 tháng. Mẹ gọi tôi vào giao rất nhiều việc. Mẹ dặn tôi phải sắm những thứ gì ngày Tết. Mẹ ghi một loạt danh sách dài 3 trang A4 làm tôi choáng. Từ trước đến giờ tôi chưa từng phải làm gì ở nhà, đúng hơn là không phải sắm Tết. Mọi việc là mẹ đẻ tôi lo. Bản thân tôi cũng không nhận mình đảm đang mấy chuyện đó. Việc thờ cúng thì càng không.
Hôm mẹ đưa tôi danh sách tôi sợ quá. Nhưng mẹ cũng không nói gì đến chuyện tiền. Mẹ chồng mặc định việc đó là trách nhiệm của chúng tôi. Tôi có nói với chồng thì anh cũng tặc lưỡi. Vậy là tôi bảo chồng chở tôi đi chợ. Đi ngày 5 chuyến chợ mới sắm hết cái Tết.
Mua được cây đào thì về mẹ chồng tôi chê đào xấu, nở hết, tôi phiền trong lòng. Nhưng nghĩ cho cùng cũng là chuyện nhỏ nên tôi cũng không để bụng lâu.
Đến ngày Tết tôi mới thấm cái sự làm dâu nhà chồng là thế nào. Sáng 28 tôi một mình lau dọn từ tầng 3 xuống hết tầng 1 lại quét hết sân vườn. Làm xong ngày hôm đó, tôi không đứng dậy được. Việc của mẹ là lau dọn bàn thờ và cắm hoa. Chồng tôi thì không làm mấy việc đó. Bố chồng tôi thì càng không, chỉ ngồi uống nước pha trà với mấy ông hàng xóm.
Từ sáng năm, mỗi năm chúng tôi sẽ ăn Tết một nhà (Ảnh minh họa)
Ngày 30 Tết, nhà tôi cúng tất niên. Mẹ tôi là người khá tín nên cúng bái cầu kì. Mẹ bảo tôi dậy từ 5 giờ sáng để nấu nướng, chuẩn bị cỗ bàn. Tôi hẹn giờ tắt đi ngủ quên, 5h30 mới dậy mà mẹ kêu dậy muộn này nọ, mẹ làm xong hết rồi. Thực ra mẹ chưa làm gì cả. Sau đó tôi phải vào bếp nấu nướng, cắt thái không biết bao nhiêu món. Trời rét căm căm, ra ngoài giếng rửa sau mà tôi khiếp sợ.
Ăn xong, một mình tôi rửa bao nhiêu bát đũa, nồi niêu trong nước lạnh. Đeo bao tay vẫn thấy cái lạnh buốt thấu xương. Đêm 30 Tết, tôi lại phải chuẩn bị lễ cho mẹ cũng ngoài trời rồi lên chùa với mẹ. Tận 2 giờ sáng mới về nhà mà 5 giờ ngày mùng 1 lại phải dậy để chuẩn bị cỗ đón 5 mâm khách. Bố chồng tôi là con trưởng nên mùng 1 họ hàng đến rất đông.
Nấu nướng rồi bê cỗ ra vào xong xuôi, tôi chóng mặt không đứng nổi. Dù vậy tôi vẫn phải cố cho xong. Sau bữa ăn, họ hàng ra về hết còn 1 mình tôi rửa tận 5 mâm bát và bao nhiêu nồi niêu. Tôi bực quá quát chồng ra rửa cùng thì mẹ tôi mặt nặng mày nhẹ. Xong cơm nước khách khứa hàng xóm còn sang chúc tụng, tôi phải một mình chạy lên chạy xuống đưa hoa quả, bánh kẹo, tiếp nước, chào hỏi. Cứ như vậy cho đến hết ngày mùng 1 tôi vẫn mặc bộ đồ ở nhà, đầu tóc bù xù.
Ngày mùng 2 Tết mẹ tôi lại bắt làm cỗ cúng. Cúng quá nhiều, cỗ bàn không ai động vào mà mẹ vẫn bắt làm đủ món. Tôi thực sự quá mệt mỏi, chỉ muốn được ngủ một giấc cho xong. Cả cái Tết không ngó ra khỏi nhà. Mùng 3 tôi nói sáng về nhà ngoại sớm mà mẹ tôi vẫn bảo trưa hãy về, ăn xong bữa trưa ở nhà mới phải đạo.
Cục tức dồn lên đến tận họng tôi nhưng tôi nhịn vì năm mới không muốn bất hòa.
Về nhà mẹ đẻ, các chị dọn dẹp, cỗ bàn, tôi được đón tiếp như khách, chỉ việc ăn. Cảm giác sung sướng hạnh phúc khiến tôi rớt nước mắt nghĩ lại chuyện ăn Tết nhà chồng.
Sau kì nghỉ Tết, ngồi trước mặt bố mẹ chồng và nhà chồng, tôi tuyên bố rõng rạc: “Thưa bố mẹ. Hôm nay có bố mẹ với chồng con ở đây, con cũng xin phép thưa chuyện ạ. Từ sang năm, vợ chồng con sẽ mỗi ăn Tết một nhà. Năm nay ăn nhà mình rồi thì sang năm con xin phép bố mẹ về nhà đẻ ăn Tết. Như vậy thì con và chồng con đều thoải mái, bố mẹ hai bên cũng đều được san sẻ niềm vui. Con nói trước vậy để đến lúc bố mẹ không trách cứ chúng con ạ”.
Cả nhà chồng ngơ ngác nhìn con dâu. Mẹ chồng bảo lấy chồng thì phải theo chồng nhưng tôi cũng đanh thép đáp lại. “Cả năm con đã ở trên này gần bố mẹ, bố mẹ gọi một tiếng là chúng con có mặt. Vậy nên Tết nhất con muốn san sẻ với bố mẹ con một chút ạ. Mẹ có con gái mẹ cũng hiểu, cũng mong con gái mẹ về ăn Tết càng sớm càng tốt. Vậy nên mong mẹ hãy hiểu cho con”.
Sau câu nói đó, mẹ chồng tôi im bặt. Bản thân bà cũng có con gái và quả thật bà cũng mong con gái từng ngày. Hôm đó, chồng tôi cũng bất ngờ vì tôi không hề nói trước với anh chuyện này. Bố mẹ chồng sau ngày hôm đó chắc cũng thấy con dâu “gớm mặt” nên cũng không ý kiến gì. Nghĩ lại cái Tết ở nhà chồng, tôi thực sự vẫn thấy hãi hùng nên đành phải vạch rõ ranh giới.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/an-tet-xong-xuoi-dau-moi-buong-ra-mot-cau-khien-ca-nha-chong-choang-vang-d301489.html” alt_src=”” name=””]