Bức ảnh được cho là chụp một phụ nữ thời nhà Thanh và người hầu gái đã nhận được nhiều sự chú ý.
Nhà Thanh, còn gọi là nhà Mãn Châu, là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Những bức ảnh cũ chụp vào thời điểm này luôn là tư liệu quý giá giúp chúng ta có cái nhìn chân thực hơn về triều đại này, khác với những cảnh thường thấy trong các bộ phim nổi tiếng.
Đặc biệt, một bức ảnh chụp ba cô gái thời nhà Thanh đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Mặc dù ba cô gái này cùng tuổi, nhưng thông qua cách ăn mặc, người ta có thể phần nào đoán được thân phận khác biệt rõ rệt của họ.
Cô gái nhỏ ở giữa ngồi trên ghế, quần áo sạch sẽ, khuôn mặt thanh tú, trên người đeo nhiều đồ trang sức tinh xảo, khiến nhiều người khẳng định cô là tiểu thư nhà quý tộc. Đặc biệt, điều khiến mọi người chú ý là đôi chân “gót sen” của cô được quấn chặt trong đôi giày nhỏ. Đây là biểu tượng cho vẻ đẹp và sự cao quý của phụ nữ Trung Quốc trong xã hội phong kiến cổ đại.
Ngoài ra, cô gái đứng bên phải bức ảnh có lẽ là một hầu gái hạng nhất – một người hầu gái gần gũi và có địa vị cao hơn. Bởi vì cô gái này đang đi giày và một số đồ trang sức trên người.
Cuối cùng, cô gái đứng bên trái có lẽ là người có địa vị thấp nhất vì cô ấy hoàn toàn đi chân đất và không đeo đồ trang sức, quần áo của cô ấy cũng được làm bằng vải với chất liệu khá thô và nhăn.
Phong tục bó chân của người Trung Quốc
Đôi chân nhỏ xíu, bó chặt của phụ nữ Trung Quốc cổ đại được đặt những cái tên mỹ miều như “gót sen” hay “gót hoa huệ”. Người ta tin rằng việc bó chân sẽ khiến phụ nữ đi không vững, giống như cành sen đung đưa trong gió.
Bó chân ở Trung Quốc gần như đã trở thành truyền thống của phụ nữ nước này trong suốt thời kỳ phong kiến. Nhiều người cho rằng phong tục này phần nào phản ánh quan niệm và định kiến xã hội của người Trung Quốc xưa.
Để có được đôi bàn chân bó nhỏ, phụ nữ thời xưa phải chịu đau đớn trong thời gian dài. Các bà mẹ hoặc bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân cho con gái và cháu gái khi trẻ được 2-5 tuổi – thời điểm xương bàn chân chưa phát triển đầy đủ.
Đầu tiên, ngâm chân của các cô gái trong nước ấm pha thảo dược và máu động vật. Sau đó, người bó chân nhẹ nhàng xoa bóp bàn chân và dùng lực để uốn cong các ngón chân xuống và ấn chúng vào lòng bàn chân. Xương vòm bị gãy và toàn bộ bàn chân được quấn chặt bằng băng.
Những miếng băng sẽ được tháo ra định kỳ để giặt giũ và mát-xa, nhưng mỗi lần như vậy, chân của các cô gái lại bị trói chặt hơn.
Không chỉ vậy, người xưa còn đánh vào lòng bàn chân của các cô gái rất mạnh, làm gãy xương. Sau khi quấn vải xong, các cô gái bị ép phải đi trên sàn nhà, khiến cho bàn chân càng trở nên dị dạng hơn.
Sau 2 năm, bàn chân sẽ giữ nguyên hình dạng trong suốt quãng đời còn lại. Các biến chứng thường gặp bao gồm sưng, chảy mủ và thậm chí hoại tử do nhiễm trùng.
Theo nhiều tài liệu, người đầu tiên thực hiện tục bó chân là một phi tần vào thời Nam Đường (937 – 975). Chính điệu múa của phi tần với đôi chân quấn lụa đã làm say đắm hoàng đế và khiến các phi tần khác cũng làm theo.
Dần dần, phong tục này lan rộng đến nhiều vùng của Trung Quốc, đến mức những cô gái không bị bó chân bị coi thường. Cụ thể hơn, những cô gái quý tộc không bị bó chân chỉ có cơ hội kết hôn với những người đàn ông thuộc tầng lớp thấp hơn, trong khi những cô gái xuất thân từ gia đình nghèo khó dễ bị coi thường và bị bán làm nô lệ.
Ngoài ra, người xưa còn cho rằng bó chân cũng là một phương pháp trói buộc phụ nữ với gia đình. Lý do là vì khi bị bó chân đau đớn, phụ nữ sẽ ít đi lại, do đó ở nhà chăm sóc chồng con. Ngoài ra, việc tập trung vào đùi và hông cũng khiến vóc dáng của phụ nữ trở nên hấp dẫn hơn nhiều trong mắt người khác giới.
Nguồn: Sohu, BuzzFeed
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/buc-anh-hiem-cua-tieu-thu-nha-thanh-nhan-sac-kieu-diem-nhung-mot-chi-tiet -nho-khien-nguoi-ta-rung-minh-215241105161940222.chn” name=””]