Các nhà giáo dục cho rằng, những đứa trẻ biết bắt chước thường có xu hướng nắm bắt nhanh và IQ cao hơn.
Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi là giai đoạn trẻ học hỏi thế giới xung quanh, thông qua những gì bản thân nghe thấy. Đây cũng là giai đoạn đặc biệt hình thành tính cách, việc bắt chước giúp trẻ lĩnh hội và học các hành vi nhanh, phát triển não bộ.
Các nhà giáo dục cho rằng, những đứa trẻ biết bắt chước thường có xu hướng nắm bắt nhanh và IQ cao hơn. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý theo dõi quá trình phát triển này, dung nạp thêm kiến thức cần thiết nhằm giúp con phát triển tốt hơn.
Tại sao trẻ nhỏ thích bắt chước?
Theo tâm lý học, bắt chước là một quá trình trong đó một cá nhân sao chép các hành vi mà người đó nhìn thấy và nghe thấy từ người khác. Hành động này có vai trò quan trọng đáng kể trong đời sống của con người, trong sự phát triển, sự học tập của mỗi cá nhân.
Phát triển tế bào thần kinh gương
Não bộ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, trong não bộ của trẻ có một quá trình phát triển thần kinh đặc biệt tích cực, đó là thần kinh gương.
Dây thần kinh gương là gì? Thực tế có thể so sánh với một chiếc gương, khi chúng ta nhìn vào gương thì thực ra đó là một loại hành vi bắt chước, khi trẻ nhìn thấy một số thứ ở thế giới bên ngoài, các nơron trong gương sẽ được kích thích, vì vậy theo phản xạ trẻ sẽ bắt chước theo hành vi đó.
Trẻ có thể chước tất cả các loại động vật, mọi loại hành động và hành vi của con người, vì vậy đôi khi có thể nói rằng bắt chước là bản chất của trẻ nhỏ. Hơn nữa, đây thực sự chứng tỏ rằng tế bào thần kinh phản chiếu trong não trẻ đang phát triển bình thường.
Các nhà giáo dục cho rằng, những đứa trẻ biết bắt chước thường có xu hướng nắm bắt nhanh và IQ cao hơn.
Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, thông qua bắt chước thì các chuẩn mực hành vi, kỹ năng tự phục vụ và hành động khách quan được hình thành và duy trì.
Đối với trẻ lứa tuổi lớn hơn, hoặc tuổi trưởng thành, cơ chế bắt chước vẫn diễn ra, nhưng có thể theo nhiều cách khác nhau. Cơ chế bắt chước trong tâm lý học có thể có ý thức hoặc vô thức, tuyệt đối hoặc một phần, sáng tạo hoặc thuần túy, tự nguyện hoặc bắt buộc.
Trẻ muốn học hỏi về thế giới xung quanh
Khi một đứa trẻ bước vào thế giới này và muốn học một điều gì đó mới mẻ, đôi khi sự dạy dỗ của bố mẹ chưa thực sự đầy đủ, vì vậy theo bản năng trẻ phải tự mình quan sát và học hỏi, hay bắt chước người khác.
Một số trẻ có khả năng bắt chước mạnh mẽ, có thể sao chép hoàn hảo ngôn ngữ, biểu cảm và chuyển động của người khác.
Bởi vì bắt chước không phải là một hành động vô thức. Khi đứa trẻ đang bắt chước, đầu tiên trẻ phải quan sát, phân tích, ghi nhớ lại và cuối cùng thực hiện nó. Bắt chước càng chính xác, chứng tỏ khả năng quan sát của trẻ càng mạnh mẽ và sự hiểu biết càng sâu sắc.
Ví dụ, khi trẻ bắt chước hành động của chú chó con, chúng có thể lăn trên mặt đất, nhưng điều này cũng có nghĩa là trẻ đã bắt đầu hiểu dần về hành vi của chó con. Hay khi nghe một bản nhạc ngay lập trẻ tức nhìn chằm chằm, bật cười, lắc lư theo thì chắc hẳn đứa bé này yêu thích và nhạy cảm với âm nhạc. Vì vậy việc trẻ bắt chước thực chất là một quá trình học hỏi.
Việc bắt chước giúp trẻ lĩnh hội và học các hành vi nhanh, phát triển não bộ.
Lợi ích của việc bắt chước đối với trẻ em là gì?
Một nhà khoa học từng nói: ”Những đứa trẻ thích bắt chước thường sinh động và đáng yêu hơn, trí nhớ của trẻ cũng cải thiện nhanh chóng”. Điều này có nghĩa, trẻ luôn bắt chước một số điều để hiểu sâu hơn về vấn đề nào đó. Vì vậy nhiều trẻ thích bắt chước sẽ có sức học tập mạnh mẽ hơn và mang lại một số lợi ích nhất định.
Hiểu biết tốt hơn
Trẻ thích bắt chước thực sự chứng minh từ một góc độ nào đó rằng tế bào thần kinh phản chiếu trong não của trẻ phát triển tốt hơn.
Đồng thời, tế bào thần kinh gương có thể giúp con người phân tích các tình huống khác nhau ở một mức độ nhất định, giúp trẻ hiểu, thông cảm được suy nghĩ và một số hành động của người khác.
Lấy học tập và cuộc sống làm ví dụ, nếu trẻ có thể hiểu rõ hơn suy nghĩ của người khác, đồng nghĩa với việc trẻ có thể dễ dàng hiểu nội dung giáo viên dạy hơn, điều này cũng quyết định phần lớn đến hiệu quả tiếp thu kiến thức trên lớp của trẻ, cho thấy tại sao một số trẻ em bắt chước nhiều hơn sẽ thể hiện tốt hơn ở trường.
Kỹ năng ngôn ngữ sẽ phát triển tốt
Một số nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu để chứng minh rằng khi con người nói, việc sử dụng lưỡi và môi thực chất là một quá trình bắt chước.
Lúc đầu, khi trẻ học nói, thực chất trẻ bắt đầu bằng việc bắt chước ngôn ngữ của người lớn, vì vậy xét ở góc độ nào đó, học ngôn ngữ cũng là một kiểu bắt chước.
Những trẻ thích bắt chước hoặc có khả năng bắt chước mạnh hơn thì khả năng ngôn ngữ thông qua lời nói của người khác càng được cải thiện, giúp cho việc học ngôn ngữ trở nên thuận tiện hơn.
Hơn nữa, trong khi bắt chước, các tế bào thần kinh gương cũng được phát triển, nếu sử dụng chúng hiệu quả hơn, điều này cũng thúc đẩy hiệu quả bắt chước của trẻ và nâng cao khả năng biểu đạt trong tương lai.
Trẻ thích bắt chước thực sự chứng minh từ một góc độ nào đó rằng tế bào thần kinh phản chiếu trong não của trẻ phát triển tốt hơn.
Trẻ có khả năng đồng cảm mạnh mẽ hơn
Đồng cảm là gì? Nó có nghĩa là trẻ em có thể hiểu và đánh giá cao kinh nghiệm của người khác ở một mức độ nhất định.
Ví dụ, một người nào đó vô tình bị ngã khi đang đi bộ, người bình thường có thể chỉ nhìn nó như người ngoài cuộc, nhưng những đứa trẻ có khả năng bắt chước mạnh mẽ sẽ tự động thay mình vào cảnh này, và trẻ có thể hiểu được nỗi đau mà người đó phải chịu khi bị ngã, thậm chí có thể cảm nhận được giống như bản thân mình đang bị ngã.
Điều này chứng tỏ khả năng đồng cảm của trẻ sẽ rất mạnh, những người có thể đồng cảm với và suy nghĩ về vấn đề từ quan điểm và vị trí của người khác thường nhận được nhiều yêu mến và quan tâm hơn.
Bố mẹ nên làm gì trước hành vi bắt chước của trẻ?
Trên thực tế, hành vi bắt chước có lợi nhưng cũng có thể tạo ra một số ảnh hưởng xấu cho trẻ, vì vậy bố mẹ cần nhìn nhận đúng và có phương pháp hướng dẫn con phù hợp hơn.
Không nên vội vàng ngăn trẻ
Nếu trẻ bắt chước tích cực hơn, điều đó thực sự có nghĩa là sự phát triển tế bào thần kinh phản chiếu của trẻ phát triển tốt. Trong trường hợp này bố mẹ không nên vội vàng ngăn trẻ, hãy để trẻ thể hiện bản thân theo cách tự nhiên.
Ngược lại trẻ bắt chước những hành vi xấu như nói tục, nói leo, đánh người khác,… Lúc này, bố mẹ cần hướng dẫn và điều chỉnh con kịp thời.
Ngay từ nhỏ, bố mẹ cần nhìn nhận đúng và có phương pháp hướng dẫn con phù hợp hơn.
Bố mẹ có thể làm gương tốt
Trong quá trình lớn lên của bé, vai trò làm gương của bố mẹ thực sự đóng một vai trò vô cùng quan trọng, chính vì trẻ thích bắt chước nên bố mẹ hãy chú ý lời nói khi trò chuyện cùng con.
Ví dụ: Không xả rác ở mọi nơi, lịch sự với người khác và nhường ghế cho người khác trên xe buýt thực sự có thể là hình mẫu để trẻ bắt chước.
Tăng cường giáo dục trẻ
Thực tế, việc trẻ thích bắt chước đôi khi là cơ hội để bố mẹ giáo dục con cái, bố mẹ có thể sử dụng khả năng bắt chước tự nhiên của con mình để giúp trẻ tiếp thu kiến thức bên ngoài tốt hơn.
Ví dụ, bố mẹ có thể thường xuyên hát một số bài hát thiếu nhi và đọc một số bài thơ cho trẻ nghe để hướng dẫn trẻ học, tạo hứng thú và sau đó cùng bắt chước. Điều này không chỉ có thể nâng cao mối quan hệ trong gia đình mà còn thể hiện tốt hơn vai trò bắt chước và có ý nghĩa giảng dạy.
Mặc dù đôi khi việc bé bắt chước không phù hợp sẽ khiến bố mẹ cảm thấy xấu hổ và đau đầu, nhưng mong rằng các bậc bố mẹ không nên ngăn cản, thay vào đó hãy hướng dẫn trẻ phù hợp hơn.
Bố mẹ nên thường xuyên tương tác, trò chuyện để giúp trẻ rèn luyện những hành vi tốt hơn.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/tre-thich-bat-chuoc-la-tot-hay-xau-bo-me-huong-dan-dung-con-de-dang-co-tri-thong-minh-vuot-troi-c59a5733.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/tre-thich-bat-chuoc-la-tot-hay-xau-bo-me-huong-dan-dung-con-de-dang-co-tri-thong-minh-vuot-troi-c429a521280.html” name=””]