Để giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu trong hai giai đoạn này, cha mẹ có thể tham khảo các cách dưới đây.
Trong quá trình nuôi dạy con, nhất là trong gia đình có hai hoặc ba con, phương pháp nuôi dạy của các bậc cha mẹ gần như giống nhau, về cơ bản không có sự khác biệt về cơm ăn, áo mặc, nhà ở, phương tiện đi lại.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ cũng có thể phát hiện ra rằng cùng một phương pháp nuôi dạy con cái nhưng có đứa trẻ phát triển tốt ngược lại có đứa trẻ chậm phát triển hơn, ví dụ điển hình có thể xét về chiều cao.
Chị Tiểu Linh có một cặp bé trai sinh đôi, năm nay cả hai đứa đều 16 tuổi, trẻ ở độ tuổi này đã bắt đầu phát triển nhanh.
Trong quá trình nuôi dưỡng, chị Tiểu Linh đã cho hai anh em ăn những thức ăn và phương pháp rèn luyện giống nhau, nhưng thời gian gần đây, chị phát hiện chiều cao của hai con có sự chênh lệch lớn.
Đặc biệt là từ 2 năm trước, có thể cháu đã bước vào giai đoạn dậy thì, chiều cao của người anh bắt đầu phát triển vượt bậc, trong khi đó, người em vẫn tăng chậm, chênh lệch giữa hai anh em hiện tại là gần 5 cm.
Lúc đầu, chị Tiểu Linh nghĩ rằng đó là giai đoạn phát triển của con mình sau này nên cũng không thực sự quan tâm, nhưng đã hai năm trôi qua, vẫn chưa thấy người em trai cao lên thêm, vậy nên chị bắt đầu bị lo lắng.
Chị Tiểu Linh đưa hai anh em đến bệnh viện thăm khám, sau khi bác sĩ kiểm tra thì phát hiện thói quen sinh hoạt của hai đứa trẻ khá khác nhau về việc chơi thể thao.
Người em trai luôn thích ở nhà, trong khi sở thích của anh trai là chơi bóng rổ, sự khác biệt về thói quen tập thể dục này cũng tạo nên sự chênh lệch về chiều cao giữa hai người.
Bác sĩ đề nghị người em nên thay đổi thói quen sinh hoạt và tập thể dục hợp lý hơn, một thời gian chiều cao của người em cũng tiến bộ nhảy vọt, tăng thêm 4cm.
Tại sao tập thể dục lại có tác động lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ?
Một số người thắc mắc, chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi chế độ dinh dưỡng và hormone tăng trưởng sao? Vậy làm thế nào để tập thể dục có thể có tác động lớn như vậy?
Thực tế, sau khi trẻ bước vào thời kỳ phát triển chiều cao, cơ thể sẽ tiết ra một phần hoocmon tăng trưởng, ở trạng thái ngủ sâu vào ban đêm sẽ tiết ra nhiều hơn, những hoocmon tăng trưởng này giống như nguyên liệu cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
Chế độ ăn chủ yếu là cung cấp cho trẻ các chất dinh dưỡng khác nhau, là nguyên liệu phụ thêm cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ, nếu thiếu các chất dinh dưỡng này thì trẻ sẽ khó cao thêm.
Người mẹ áp dụng cùng phương pháp nuôi dưỡng, nhưng chiều cao của hai anh em lại có sự chênh lệch đáng kể. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nếu các chất dinh dưỡng chỉ được đưa vào cơ thể nhưng không được hấp thụ tốt, hoặc hormone tăng trưởng khó được sử dụng tốt, thì sự phát triển chiều cao của trẻ sẽ bị cản trở, đó là lý do nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng trẻ phải vận động phù hợp để cơ thể hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn trong giai đoạn phát triển chiều cao quan trọng.
Đồng thời, trẻ thường xuyên vận động có thể thúc đẩy sự phát triển của cơ, xương, dây chằng,… từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt hơn. Có như vậy, sự phát triển chiều cao của trẻ sẽ tăng tự nhiên một cách tốt hơn.
Cha mẹ cần lưu ý những vấn đề gì trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ?
Để giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu trong hai giai đoạn này, cha mẹ nên chú ý những vấn đề sau đây.
Lưu tâm đến cảm xúc của trẻ
Ngoài việc luyện tập, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và những thói quen khác, thực tế còn rất nhiều chi tiết nhỏ đáng lưu ý trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ như cảm xúc, trí lực .
Cha mẹ cũng có thể khó hiểu tại sao cảm xúc cũng có tác động đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Trên thực tế, điều này chủ yếu là do hormone tăng trưởng cũng bị ảnh hưởng bởi cảm xúc trong quá trình tiết ra.
Nếu tâm trạng của trẻ kém thì sự cân bằng hormone trong cơ thể cũng bị rối loạn, có thể ảnh hưởng đến việc bài tiết hormone tăng trưởng và dẫn đến sự tiết hormone giảm, nên cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ.
Ánh nắng mặt trời có khả năng tổng hợp vitamin D giúp tăng cường đề kháng và giúp xương thêm chắc khỏe.
Không nên quá chú trọng gen di truyền
Mặc dù gen di truyền có ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ, nhưng các chuyên gia khuyên rằng cha mẹ không nên tạo áp lực từ vấn đề này, bởi chiều cao của trẻ còn có tác động từ nhiều yếu tố khác nhau, nếu áp dụng phương pháp phù hợp thì trẻ cũng có thể cao lớn tự nhiên.
Thực tế, trong cuộc sống không ít trường hợp cha mẹ cao lớn nhưng sinh con thấp bé và ngược lại.
Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng quyết định đến 32% chiều cao của một người. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tích cực bổ sung những dưỡng chất và thực phẩm có lợi cho sự phát triển xương khớp của trẻ.
Đạm (hay Protein) là nền tảng giúp phát triển xương, cơ và sụn, đồng thời kích thích sản sinh hormone tăng trưởng chiều cao. Trong giai đoạn 10 – 18 tuổi, mỗi ngày bé gái cần tiêu thụ khoảng 60-78 gram đạm, còn với bé trai là 63 – 104 gram đạm . Thực phẩm chứa nhiều đạm bao gồm thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu và hạt.
Ngoài ra, cha mẹ cũng đừng quên bổ sung canxi có nhiều trong rau xanh, các loại hạt, đậu phụ…) để đảm bảo sự vững chắc của xương; Lipid (còn gọi là chất béo) có trong dầu, mỡ cá, pho mát, bơ… giúp tăng cường hấp thu tốt các vitamin; và các vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, vitamin A, Iốt… để hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ tối đa.
Bóng rổ là một trong những môn thể thao giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả.
Tắm nắng 20 phút mỗi ngày
Ánh nắng mặt trời có khả năng tổng hợp vitamin D giúp tăng cường đề kháng và giúp xương thêm chắc khỏe. Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để tắm nắng là trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều, khi ánh nắng không quá gay gắt.
Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên cho con tắm nắng quá lâu để tránh làm tổn hại đến da, tốt nhất chỉ nên tắm nắng khoảng 20 – 30 phút/ngày.
Kiểm tra xương khớp định kỳ
Tuy tuổi dậy thì là thời gian phát triển chiều cao mạnh mẽ, nhưng đây cũng là giai đoạn một số trẻ gặp các rối loạn xương khớp như: cong vẹo cột sống, gù lưng dẫn đến chậm phát triển chiều cao.
Để nhận biết tình trạng này ngay từ sớm, cha mẹ nên chú ý đưa trẻ đi tầm soát cột sống định kỳ 6 tháng/lần. Hoặc khi phát hiện trẻ có dấu hiệu như: lưng bị cong vẹo, thường xuyên bị đau lưng, không tăng chiều cao hoặc tốc độ tăng chiều cao chậm, dưới 4-6 cm/năm.
Cùng trò chuyện và giúp trẻ duy trì trạng thái tinh thần thoải mái cũng là điều kiện thuận lợi để trẻ tăng trưởng chiều cao.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cung-mot-cach-nuoi-chieu-cao-hai-anh-em-sinh-doi-chenh-lech-lon-ly-do-la-day-d307264.html” alt_src=”” name=””]