Bỏ ra 200 triệu đồng, gia đình cô gái trẻ đã biến căn nhà ẩm mốc, ọp ẹp, cũ nát thành nơi ở sang trọng, nhiều người trầm trồ thán phục.
Dịch Covid-19 xuất hiện ở nước ta đã làm cuộc sống của vợ chồng Hoàng Việt Anh thay đổi rất nhiều, như bước sang hẳn một trang mới đầy màu xám. Cũng từ đó, cách sống, cách nghĩ của 2 vợ chồng thay đổi hẳn, quyết định bỏ sau lưng những ngôi nhà cao tầng, những làn xe đông đúc, bỏ lại cả những tiện nghi đầy đủ của phố thị (TP.HCM) để trở về với núi rừng, xứ ngàn hoa là Đà Lạt.
Ngôi nhà ở Đà Lạt không đẹp như chốn thị thành, được làm bằng xương foox thông và phủ ván ép nên ọp ẹp và ẩm mốc. Khi về đó, vợ chồng cô gái đã phải bỏ ra hơn tháng để tu sửa, sắp xếp và trang trí lại để ở.
“Nhà tôi không có kiến trúc gì quá đặc sắc, vẫn giữ nguyên khung nhà cũ, với khoảng sân bé cùng cây tùng già. Tôi chỉ thay lại bằng thạch cao cho mới và sơn lại. Và để hạn chế chi phí, gia đình tôi mua gỗ xuất khẩu và không làm đồng bộ, đóng nội thất vừa đủ dùng cho gia đình. Do đó, chi phí cải tạo chỉ khoảng 200 triệu đồng”, Việt Anh cho hay.
Vì Đà Lạt là vùng đất mới, 2 vợ chồng cô lại chưa quen ai, mọi thứ đều mới lạ nên phải tự mày mò, kiếm thợ… “Dù có thuê thợ khoán công để làm, chúng tôi vẫn cảm thấy không ưng ý một số chỗ. Sau đó, chúng tôi quyết định cho họ nghỉ để hoàn thiện nốt và chỉnh một số chỗ chưa ưng trong căn nhà”, cô giãi bày.
Theo cô, mọi nội thất trong nhà đều do 2 vợ chồng thiết kế. Có những món ở Đà Lạt không làm được hoặc làm rất đắt, họ đã phải đặt ở TP.HCM và vận chuyển về. Sau hơn 1 tháng, ngôi nhà của đôi vợ chồng trẻ cũng đã hoàn thiện. Lúc đó, cô cảm thấy khá ưng ý về căn nhà của mình và có chia sẻ lên mạng xã hội cho mọi người cùng ngắm và góp ý. “Không ngờ đợt làm nhà đơn giản nhất của vợ chồng tôi lại nhận được sự quan tâm nhiều nhát của cộng đồng mạng”, Việt Anh cười nói.
Căn nhà gỗ bên gốc tùng già ở Đà Lạt.
Phòng ăn nhìn ra góc chơi của “sếp nhỏ”.
“Ai hỏi tôi yêu nhất nơi nào của căn nhà gỗ này, thì đó chính là góc bếp xanh bơ, nhờ nó mà tôi cảm thấy chịu khó “lăn” vào bếp nhiều hơn”, cô chia sẻ.
Mỗi cửa phòng Việt Anh đều treo 1 slogan “tích cực” để tăng cảm xúc cho những ngày “giông bão”.
Phòng ngủ chỉ đơn giản như vậy. Cô làm thạch cao khoét 1 tủ treo mở để móc vài bộ đầm.
Mỗi buổi chiều sau khi đi làm về, cả nhà cùng quây quần bên hiên nhà ngập nắng chiều, nhâm nhi tách trà cùng vài lát bánh ngọt, ngắm thời gian chầm chậm trôi, cảm thấy cuộc sống của mình chưa bao giờ ý nghĩa đến như vậy.
Khung cửa sổ phòng nhìn ra cây tường vi đang trổ lá xanh
Góc sân cô trồng thêm ít sen đá, cúc và một số loại cây khác…
Cô để thêm 1 ít diện tích ở vườn để trồng thêm rau xanh.
Ngoài ra, nhà cô còn có 1 căn gác mái cũ để mời bạn bè lên chơi, cô sắp xếp đơn giản nhưng rất ấm cúng, phía trên mái trổ thêm cửa sổ trời lấy sáng. Căn gác mái rộng rãi thông thoáng không ngăn phòng nên Việt Anh để đc tầm 5 chiếc nệm 1m6.
Phòng khách được cô chọn tông màu Vintage cho không gian nhà ấm áp.
Hồng ăn không kịp, cô gọt vỏ đem đi treo gió ngay tại cửa sổ của nhà.
Sân nhà cũng có thêm bộ bàn ghế để cả nhà có thể ngồi nghỉ ngơi, thư giãn.
[yeni-source src=”https://danviet.vn/chi-200-trieu-dong-can-nha-cu-nat-duoc-lot-xac-thanh-noi-sang-trong-dep-nhu-ben-troi-tay-5020212324592149.htm” alt_src=”” name=””]