Theo các chuyên gia, thời điểm cha mẹ thường xuyên đánh thức trẻ vào buổi sáng vào buổi sáng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Như chúng ta đều biết, giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, bởi hormone tăng trưởng tiết ra tương đối mạnh vào ban đêm nên việc nghỉ ngơi là rất quan trọng.
Theo các chuyên gia, thời điểm cha mẹ thường xuyên đánh thức trẻ vào buổi sáng vào buổi sáng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con, nếu sớm hơn khung giờ dưới đây có thể đem lại những tác động trực tiếp đến tăng chiều cao. chỉ số IQ và thể chất của trẻ.
Không nên đánh thức trẻ sớm hơn thời điểm này vào buổi sáng, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Thời gian ngủ bình thường của trẻ là 8 tiếng, buổi tối thường là 10 giờ tối đến 1 giờ sáng và 5 đến 7 giờ sáng hôm sau, đây là thời điểm hormone tăng trưởng tiết ra mạnh nhất, tác động lớn đến quá trình phát triển thể chất, chiều cao và trí tuệ của trẻ.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ cho rằng tốt nhất là nên đánh thức con dậy sớm, trước 6 giờ sáng để trẻ có nhiều thời gian chuẩn bị cho bữa sáng, vệ sinh cá nhân hoặc thậm chí có thể ôn lại một số bài tập. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây không phải là phương pháp phù hợp.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Anh từng được đăng trên tạp chí Science Advances cho biết, cha mẹ không nên đánh thức trẻ 2,5 tuổi dậy sớm, bởi thời điểm này não bộ của trẻ phát triển rất nhanh.
Khi những giấc mơ sống động xảy ra trong giai đoạn REM, não trẻ sẽ xây dựng và củng cố các khớp thần kinh, là cấu trúc kết nối các tế bào não để chúng có thể giao tiếp với nhau.
Giai đoạn REM là một trong hai giai đoạn của một chu kỳ ngủ, bao gồm NREM và REM. Giai đoạn ngủ REM thường xảy ra từ 1,5-2 giờ, là khi con người ở trong trạng thái thả lỏng, tạm thời tê liệt cơ, mắt di chuyển nhanh, liên tục có những giấc mơ.
Nhiều chuyên gia khuyến cáo, không nên đánh thức trẻ trước 6 giờ sáng, nhằm tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Khi trẻ thức dậy, một lượng tổn thương thần kinh nhất định tích tụ tự nhiên trong thời gian này, bao gồm tổn thương gen và protein trong tế bào thần kinh. Theo thời gian, những mảnh vụn này có thể tích tụ và gây ra bệnh não.
Thực tế, giấc ngủ giúp sửa chữa tổn thương này. Về cơ bản sẽ là giải phóng não và loại bỏ các mảnh vụn có thể dẫn đến các bệnh về não nghiêm trọng.
Đồng thời, trẻ từ 0-10 tuổi là giai đoạn phát triển chiều cao và trí não nhanh chóng, nếu đánh thức dạy con dậy trước 6 giờ sẽ khiến con không đảm bảo đủ tỉnh táo để tập trung học tập.
Do đó, trẻ ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến việc kém phát triển, trẻ dễ mất tập trung trong giờ học, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, đồng thời ảnh hưởng đến chỉ số IQ và kết quả học tập.
Điều tốt nhất là cha mẹ nên xây dựng cho trẻ kế hoạch nghỉ ngơi, học tập hợp lý, khuyến khích trẻ đi ngủ trước 10 giờ và thức dậy sau 7 giờ sáng.
Những mẹo hay giúp đánh thức trẻ dễ dàng vào mỗi sáng
Các chuyên gia cũng gợi ý một số cách giúp cha mẹ có thể đánh thức con dậy một cách đơn giản và dễ thực hiện.
Nói cho trẻ biết từ trước
Trước khi đi ngủ, mẹ nên nói trước với trẻ thời gian dậy vào ngày mai để chuẩn bị tâm lý cho trẻ.
Nếu như sau một thời gian trẻ đã quen với việc này rồi thì không cần phải nhắc nhở trước nữa. Nhưng nếu như phụ huynh muốn thay đổi thời gian đánh thức, ví dụ như đang từ 7 giờ chuyển sang 6:30 thì tốt nhất vẫn phải thông báo cho con: “Sáng mai mẹ sẽ gọi con sớm hơn mọi ngày 30 phút.
Dùng hương vị của thức ăn
Mẹ có thể chuẩn bị một bữa sáng ngon lành để đánh thức trẻ, thông thường buổi sáng trẻ hay đói nên cha mẹ chỉ cần làm một bữa sáng thật ngon, sau đó đem đồ ăn có hương thơm ngào ngạt đặt ở gần trẻ, mùi thơm sẽ đánh thức khứu giác của trẻ, từ đó sẽ đánh thức não bộ trẻ nhận được tín hiệu “dậy ăn sáng!”
Ánh sáng tự nhiên có chức năng như một chất kích thích giúp bộ não của trẻ giải phóng hormone serotonin, từ đó giúp trẻ cảm thấy tỉnh táo.
Khẽ vuốt ve trẻ
Cha mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng chạm vào trẻ, phương pháp này nhẹ nhàng hơn, từ từ đánh thức trẻ dậy khỏi giấc mơ chập chờn mà không làm trẻ sợ hãi.
Mẹ chú ý khi dùng cách này nên nhẹ nhàng, ôn hòa, hơn nữa phải bắt đầu từ bàn tay tới cánh tay, vai rồi đến má…
Nếu trẻ đắp chăn dày thì hãy luồn tay vào chăn và nhẹ nhàng vuốt tay hoặc cánh tay trẻ, khi trẻ nhúc nhích và mở mắt hãy mỉm cười và nói trẻ dậy. Tuy nhiên, phải giữ tay ấm áp trước khi động vào trẻ, nếu tay lạnh cóng thì lại gây ra phản tác dụng.
Dùng ánh sáng nhẹ
Ánh sáng tự nhiên có chức năng như một chất kích thích giúp bộ não của trẻ giải phóng hormone serotonin, từ đó giúp trẻ cảm thấy tỉnh táo.
Đó là lý do tại sao cha mẹ nên mở rèm hoặc cửa sổ để một chút ánh nắng len vào phòng của con khoảng 15 phút trước khi đồng hồ báo thức reng lên.
Hoặc mẹ có thể bật đèn bàn, điều chỉnh cho nó sáng dần lên rồi đi ra ngoài là đủ. Ánh sáng sẽ làm hệ thống thị giác tỉnh lại, sau đó nó truyền tín hiệu cho tiềm thức và đánh thức não bộ, khởi động tứ chi.
Đây được coi là cách đánh thức tự nhiên nhất, vừa an toàn vừa hữu hiệu lại không cần bạn phải cố sức.
Cha mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng chạm vào trẻ, phương pháp này nhẹ nhàng hơn, từ từ đánh thức trẻ dậy khỏi giấc mơ chập chờn mà không làm trẻ sợ hãi.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-danh-thuc-con-day-truoc-6-gio-sang-nguy-co-mac-benh-tre-thap-lun-tang-cao-d309148.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/chuyen-gia-danh-thuc-con-day-truoc-6-gio-sang-nguy-co-mac-benh-tre-thap-lun-tang-cao-c429a517255.html” name=””]