Khi mâm chia lửa quá bẩn sẽ gây nên tình trạng khó đánh lửa hoặc đánh lửa không được gây tốn gas.
Mâm chia lửa hay còn được gọi là mêm lửa chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất của bếp. Khi gas bị đốt cháy tạo thành ngọn lửa, mâm chia lửa là nơi sẽ chịu tác động trực tiếp.
Khi mâm chia lửa quá bẩn sẽ gây nên tình trạng khó đánh lửa hoặc đánh lửa không được gây tốn gas, nguy hiểm trong lúc sử dụng. Việc thực hiện rửa chúng cũng rất dễ nhưng thường bị mọi người bỏ qua.
Đầu tiên bạn khóa van gas và để bếp nguội hẳn trước khi tháo mâm chia lửa.
– Dùng 1 cây kim nhỏ hoặc tăm để làm sạch các lỗ trên mâm chia lửa.
– Dùng một miếng vải lau vị trí xung quanh rồi bạn ngâm mâm chia lửa với nước ấm pha chút giấm trắng trong vài phút.
– Sau đó sử dụng miếng bọt biển để lau sạch với nước rửa chén.
– Cuối cùng úp ngược bộ mâm chia lửa lên một chiếc khăn khô sạch để chúng khô hoàn toàn trước khi lắp lại vào bếp gas.
Ngoài mâm chia lửa ra bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh 2 vị trí khác này:
Vệ sinh phần kiềng bếp
Đây là bộ phận khá dễ bám bụi, dầu mỡ nên có lẽ vì đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với phần xoong nồi để nấu nướng. Và việc vệ sinh kiềng bếp cần vệ sinh thực sự nên làm ngay sau khi thức ăn bị tràn ra trong quá trình đun nấu.
Và với những vết bẩn cứng đầu thì bạn nên ngâm kiềng bếp vào nước sôi được hòa cùng với một ít nước baking soda trong thời gian từ 15 – 30 phút tùy vào mức độ của vết bẩn nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn vết bẩn. Và sau quá trình này, hãy rửa sạch bằng nước ấm và lau khô trước khi lắp kiềng trở lại bếp.
Vệ sinh mặt bếp gas và thân bếp
Việc vệ sinh mặt và thân bếp sẽ khá dễ dàng thực hiện nhưng nếu bếp gas nhà bạn có thiết kế kính thì nên thường xuyên vệ sinh, rửa sạch bằng khăn ẩm. Khi quá bẩn thì có thể dùng đến dung dịch chuyên dụng cho nhà bếp hay dung dịch dùng để lau kính. Và vết bẩn cứng đầu nếu gặp phải thì hãy dùng vật dụng hỗ trợ để cạy sạch các vết bẩn này ra khỏi bề mặt bếp.
Tuy nhiên, khi sử dụng cách này, bạn cần thao tác nhẹ nhàng để tránh được các vật sắc nhọn làm hỏng hay trầy xước ở phần bề mặt.
Các mẹo nhỏ để vệ sinh bếp hiệu quả
Mặc dù xem qua khá đơn giản, nhưng đôi khi bếp gas lại dính những vết bẩn rất khó làm sạch với chỉ bằng cách thông thường. Khi đó, bạn dùng thử các mẹo hay dưới đây:
– Sau khi bạn nấu xong, trong khi bếp còn nóng, nên lau bếp gas ngay. Lúc này các vết dầu và thức ăn bám trên mặt bếp được làm sạch một cách nhanh nhất.
– Để giữ sạch kiềng bếp, bạn có thể mua tấm lót kiềng bếp gas đặt lên phía trên.
– Vệ sinh bếp gas bằng muối: Muối có thể hút nước bẩn tràn ra bề mặt bếp trong quá trình nấu nướng và sau đó lau lại bằng nước ấm.
– Vệ sinh bếp gas bằng chanh: Chanh không chỉ có tác dụng đánh bay các vết bẩn mà còn khử mùi hiệu quả.
Chỉ cần áp dụng những mẹo nhỏ như trên khi vệ sinh, chắc chắn diện mạo chiếc bếp gas của gia đình bạn sẽ sáng bóng như mới và tăng tuổi thọ bếp đáng kể.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/co-mot-co-che-nho-tren-bep-gas-chi-can-lam-sach-thu-nay-se-tiet-kiem-hon-nua-tien-d291323.html” alt_src=”” name=””]