Hàng nghìn người đã nộp hồ sơ để xin làm việc tại bưu điện xa xôi nhất thế giới.
Bưu điện Port Lockroy còn được biết đến với biệt danh gần gũi là “Bưu điện chim cánh cụt”. Có diện tích bằng một sân bóng đá, đây còn là nơi sinh sống của hàng trăm con chim cánh cụt. Đây cũng là bưu điện hẻo lánh nhất thế giới, tọa lạc trên đảo Goudier ở Nam Cực – nơi lạnh nhất, khô nhất và nhiều gió nhất Trái đất.
Bưu điện đóng vai trò như viện bảo tàng và được quản lý bởi Ủy ban Di sản Nam Cực của Vương quốc Anh (UKAHT). Mỗi năm, UKAHT thuê bốn nhân viên bưu điện sống trên đảo từ tháng 11 đến tháng 3.
Do đại dịch bùng phát, địa điểm này đã bị đóng cửa đối với du khách trong 2 năm qua. Mỗi mùa hè nơi đây đón 18.000 lượt khách du lịch nên cần tuyển nhân viên để quản lý hoạt động.
Bưu điện Port Lockroy nằm trên đảo Goudier ở Nam Cực, là bưu điện xa xôi nhất thế giới. Ảnh: Washington Post.
Công việc nghìn USD ở nơi xa xôi nhất thế giới
Đầu tháng 10, bưu điện thông báo họ đã chọn ra được 4 người mới thích hợp cho mùa mới. Họ giữ vai trò Trưởng cơ sở, Giám đốc bưu điện, Quản lý cửa hàng và Giám sát động vật hoang dã.
Các ứng viên đạt tiêu chuẩn sẽ tham gia một tuần đào tạo tại Cambridge (Anh), sau đó đến Nam Cực vào tháng 10, nơi họ sẽ ở lại cho đến tháng 3/2023. Tùy thuộc vào vai trò cụ thể, mức lương dao động 1.600-2.300 USD/tháng.
Mỗi nhân viên đều có vai trò riêng. Song họ có trách nhiệm chung trong việc duy trì di tích lịch sử và phục vụ hàng nghìn du khách đến bằng thuyền. Các nhân viên cũng chịu trách nhiệm giám sát động vật hoang dã – bao gồm kiểm đếm chim cánh cụt – và thu thập dữ liệu môi trường.
Các ứng viên được cảnh báo rằng đây không phải công việc hấp dẫn. Nhân viên phải sống mà không có nước sinh hoạt, Internet hoặc dịch vụ điện thoại di động trong 5 tháng. Nhóm sống cùng nhau trong một nhà nghỉ nhỏ, ngủ trên giường tầng và dùng chung phòng tắm, nhà vệ sinh cắm trại. Khi có tàu tham quan, họ có thể dùng vòi hoa sen.
Hòn đảo có hàng trăm con chim cánh cụt sinh sống và những người quản lý bưu điện chịu trách nhiệm đếm chúng. Ảnh: Washington Post.
Tuy nhiên, công việc vẫn được nhiều người quan tâm. Hồi đầu tháng 4, bưu điện đưa ra thông báo tuyển dụng nhân viên để làm việc tại đây trong vòng 5 tháng. Dẫu vậy, thông báo này vẫn thu hút hơn 6.000 lượt quan tâm và nhận về trên 4.000 đơn ứng cử.
“Chúng tôi có ứng cử viên ở mọi lứa tuổi từ khắp nơi trên thế giới, từ mọi tầng lớp xã hội. Chúng tôi đang tìm kiếm những người khỏe mạnh, kiên cường và thực sự thích gặp gỡ mọi người và du khách”, Nichol cho biết thêm.
4 ứng viên toàn thạc sĩ, tiến sĩ
Clare Ballantyne là người vừa lấy bằng thạc sĩ khoa học địa chất tại Đại học Oxford năm nay và đã tham gia cuộc thi chạy siêu marathon ở Azores. Cô giữ chức vụ trưởng bưu điện, chịu trách nhiệm xử lý khoảng 80.000 bưu thiếp gửi đến hơn 100 quốc gia.
Mairi Hilton, người đang học tiến sĩ về sinh học bảo tồn tại Australia. Cô đảm nhiệm vai trò giám sát động vật hoang dã, chịu trách nhiệm chính trong việc đếm số lượng chim cánh cụt trên đảo và để mắt đến đàn con mới sinh và tổ của chúng.
Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái: Natalie Corbett, Lucy Bruzzone, Clare Ballantyne và Mairi Hilton sẽ là nhân viên của Port Lockroy từ tháng 11 đến tháng 3. Ảnh: The New York Times.
Lucy Bruzzone trước đây là nhà khoa học biệt phái từ Đại học Cambridge đến chuyến thám hiểm Bắc Cực, phải điều phối các tàu đến thăm và liên lạc với các nhà lãnh đạo đoàn thám hiểm. Cô rất hào hứng khi nộp đơn xin gia nhập: “Ước mơ cả đời của tôi là được làm việc ở bưu điện Nam Cực. Tôi nóng lòng được đến nơi chim cánh cụt đẻ trứng”.
Cuối cùng là cô dâu mới cưới Natalie Corbett đã rời xa chồng con để đến Nam Cực làm việc ngay sau khi trúng tuyển. Cô đã tham gia vào ngành bán lẻ hơn 10 năm, đảm nhận gánh nặng của người quản lý cửa hàng quà tặng.
4 người phụ nữ mạnh mẽ này đã trải qua đủ loại thử thách và làm việc không mệt mỏi để làm việc ở Nam Cực.
Nam Cực quanh năm đóng băng với tuyết, ngay cả trong mùa hè. Nhiệt độ trung bình của bưu điện ở Port Rockroy là từ -15°C đến 5°C. 4 nhân viên phải làm việc ngoài trời lạnh giá vài giờ mỗi ngày.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/cong-viec-luong-nghin-do-o-noi-khac-nghiet-va-xa-nhat-the-gioi-20221122194444219.chn” name=””]