Nhà là nơi lưu thông sinh khí có liên quan tới tất cả các thành viên ở trong đó nên luôn cần dọn dẹp sạch sẽ. Cây lau nhà chỉ là vật dụng rất quen thuộc, nhưng trong quan niệm phong thủy, chúng lại có bí mật phong thủy có thể khiến mọi việc tốt lên hay xấu đi…
Cây lau nhà để không đúng chỗ dễ quét bay tài lộc
Chị Nguyễn Thị An (TP Hồ Chí Minh) có nhiều cơ hội tới Hồng Kông, phát hiện thấy ở các gia đình có nền nếp truyền thống không bao giờ nhìn thấy cây lau nhà (cả chổi quét nhà và những dụng cụ vệ sinh nhà cửa…) xuất hiện ở trong nhà. Một đồng nghiệp người Hồng Kông sang Việt Nam làm việc thuê một căn hộ xinh xắn, nhưng đến chơi cũng chưa bao giờ chị thấy có sự xuất hiện của cây lau nhà trong tầm mắt.
Đó là bởi họ có quan niệm để người khác thấy những thứ đó là điềm xấu, đặc biệt hiện diện trong phòng ăn lại là kiêng kỵ vì có thể “quét sạch tài lộc, cơm áo gạo tiền – nguồn sống nuôi dưỡng cả nhà”.
Để cây lau nhà sai chỗ thì tiền bạc bị quét bay, còn làm chậm vận trình thăng tiến của gia chủ. Ảnh minh họa.
Còn ở Việt Nam, một số nhà phong thủy cũng cho rằng việc để cây lau nhà và chổi quét ở sai chỗ thì tiền bạc bị quét bay, còn làm chậm vận trình thăng tiến của người ở trong ngôi nhà đó. Nhiều gia đình cũng không để ý đến những điều nhỏ nhặt trong phong thủy đã khiến một đồ vật nhỏ để sai chỗ có thể gây ra những hậu quả lớn, khiến cho cách cục của ngôi nhà thay đổi theo chiều hướng tốt lên, hoặc xấu đi mà không biết.
Thực tế có cây lau nhà giúp ngôi nhà sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, xua bớt khí xấu – và việc cây lau nhà cần để ở đâu cho hợp với phong thủy rất được coi trọng nhằm giúp gia chủ có tài lộc, vận trình thăng tiến?
Và trong nhà có những nơi tuyệt đối không thể để hoặc treo cây lau nhà ở đó vì sẽ phạm phong thủy, ảnh hưởng tới những người sống trong nhà. Cụ thể:
Phòng khách tuyệt đối không để cây lau nhà
Phòng khách rất quan trọng, là nơi gia đình quây quần tụ họp, cũng là nơi nhân khí vượng, tài lộc phát.
Vì vậy không nên để/treo cây lau nhà ở phòng khách, vì khí xấu tích tụ ở đó tạo cảm giác không sạch sẽ, bụi bẩn, năng lượng xấu và những thứ bẩn thỉu lẽ ra được lau dọn sạch thì vẫn còn sót lại có thể bám theo người sống trong nhà, ảnh hưởng tới sức khỏe, còn bị quét bay tài lộc, vận trình chậm thăng tiến.
Kiêng để cây lau nhà hai bên cửa ra vào
Nhiều người lau nhà xong tiện thể dựng ngược cây lau nhà cho dóc nước, hoặc dấp luôn bên cánh cửa chính cho mau khô. Có nhà còn đóng đinh treo cây lau nhà ngoài cửa. Nhưng các nhà phong thủy cho đó là phạm phải đại kị phong thủy.
Cửa ra vào rất được phong thủy coi trọng vì đó là đường tài khí vào nhà, giúp cho tài vận vượng phát. Đặt cây lau nhà trước cửa, hai bên cánh cửa khiến cho tài khí bị tiêu tan, khí xấu từ cây lau nhà tỏa ra (mà cây lau nhà giặt rồi thì chỉ ít giờ sẽ bốc mùi khó chịu), theo gió, theo người bay vào nhà, không tốt cho sức khỏe và tài lộc khó lòng tích tụ.
Muốn phòng người xấu, kẻ gian vào nhà
Vì cây lau nhà về mặt phong thủy có thể quét sạch năng lượng âm và năng lượng xú uế, rác rưởi ra khỏi nhà, dùng xong nên đặt chúng khuất tầm mắt của mọi người. Trong phong thủy xưa có mẹo phòng tránh kẻ gian đột nhập vào nhà. và tránh những vị khách không mời mà đến bằng cách dựng ngược cây chổi vào tường và hướng về phía cửa chính. Ngày nay cây lau nhà cũng được biến tấu, một số người đặt suốt đêm trước nhà (không nên để trong nhà), sáng ra thì cất đi.
Vị trí đặt cây lau nhà và chổi quét phù hợp
Cây lau nhà tượng trưng cho việc quét sạch năng lượng âm và những năng lượng xấu. Vì vậy mỗi khi dùng xong thì tiện đâu đặt đấy, mà cần có chỗ cất hợp phong thủy.
– Dùng xong cây lau nhà cần đặt chúng khuất tầm mắt của mọi người. Vì tác dụng của cây lau nhà là mang theo bụi bặm, khí xấu… nên có hai vị trí để cất cây lau nhà thích hợp nhất, đó là:
– Cất hoặc treo cây lau nhà ở sau nhà, hoặc ban công sẽ tránh bớt được ảnh hưởng của nó tới vận khí của ngôi nhà.
– Để bảo vệ an toàn cho gia chủ, tránh kẻ xấu, quấy rối nhòm ngó từ bên ngoài, hoặc xâm nhập vào làm hại người sống trong nhà (như là cách bảo vệ những người trong ngôi nhà đó an tâm sinh sống và làm việc).
Để làm sạch nhà cửa nhanh chóng ngoài việc cất cây lau nhà đúng chỗ, vệ sinh cây lau nhà sau khi dùng, còn phải biết cách chọn cây lau nhà tốt vừa đẹp mắt, vừa dễ sử dụng và bền. Hiện loại cây lau nhà xoay vắt rất được ưa chuộng, chú ý vài điểm khi chọn mua như sau:
– Về thùng nước và rổ ly tâm: Ưu tiên chọn chất liệu inox vì độ bền cao hơn nhựa. Nếu thích chất liệu nhựa thì nên chọn nhựa dày, có độ mềm dẻo cao, đàn hồi tốt để hạn chế nứt vỡ khi va đập. Phần rổ ly tâm phải quay đều, ổn định, hoạt động êm ái.
– Cây lau nhà: Loại tốt là hợp kim nhôm, inox bền chắc, nhẹ tay. Loại mạ thép và kim loại khác cầm vừa nặng tay vừa dễ giòn, gãy. Chọn cây có thân cứng cáp, chắc chắn, khớp nối vừa vặn để khi vắt nước, di chuyển thuận tiện, dễ dàng.
– Bông lau nhà: Chọn loại làm bằng sợi Microfiber mềm, nhẹ, thấm hút nước tốt, có độ bền cao, ít đứt, mục, vắt nhanh ráo nước.
Ưu tiên chọn loại có:
Van xả nước: Giúp thao tác tháo van mở nước cực nhanh, không phải khệ nệ bưng thùng nước đổ đi.
Bánh xe và tay kéo: Hỗ trợ di chuyển thùng khắp nơi mà không cần phải xách/khiêng để vác hay bê đi rất nặng nề.
Bình chứa nước lau nhà: Khi mua thường được tặng thêm bình chứa nước lau nhà thiết kế trên thùng chứa nước để khi dùng chỉ nhấn nút đổ vào thùng chứa.
Bông lau tặng kèm: Giúp tiết kiệm thêm một khoản chi phí và thời gian để mua một miếng mới khi cần thay.
Nên chọn cây lau nhà tốt ở các cửa hàng uy tín, tránh việc mua phải hàng nhái hàng kém chất lượng mà tiền mất tật mang – nhất là bộ cây lau nhà tự vắt.
(Thông tin phong thủy trong bài mang tính tham khảo).
[yeni-source src=”https://giadinh.net.vn/de-cay-lau-nha-o-nhung-cho-nay-bao-sao-tien-bac-bi-quet-bay-con-lam-cham-su-thang-tien-172220110150657313.htm” alt_src=”” name=””]