Nếu xơ dừa được xem là loại giá thể được sản xuất hàng loạt trên thị trường với quy mô lớn thì vỏ dừa cũng có tiềm năng tương tự.
Để có một cây lan sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ, cho hoa đẹp thì cách trồng và chăm sóc rất quan trọng. Trong đó yếu tố giá thể trồng lan cần phải quan tâm hàng đầu vì nó có thể quyết định sự sống còn của lan.
Trong đó có một loại quả có nhiều ở Việt Nam vừa rẻ tiền vừa có thể dùng làm giá thể trồng lan hiệu quả.
1. Cách trồng lan với một quả dừa vứt đi
Nếu xơ dừa được xem là loại giá thể được sản xuất hàng loạt trên thị trường với quy mô lớn thì vỏ dừa cũng có tiềm năng tương tự.
Vỏ dừa chặt khúc: Có khả năng là giữ ẩm tốt và chất dinh dưỡng được cung cấp từ phân bón sẽ giúp cho rễ phát triển tốt. Vỏ dừa chặt khúc nhỏ (1x3x2cm) được xử lý bằng nước vôi 5% hoặc NaOH 2%. Nhược điểm của vỏ dừa là không bền, dễ bị rong rêu phát triển trên bề mặt.
Vỏ dừa miếng: Nếu dùng vỏ dừa nguyên miếng trồng chậu thì phải hạn chế tưới nước. Tốt nhất là nên tạo điều kiện đảm bảo ẩm độ bên ngoài hơn là trong chậu. Vỏ dừa miếng là môi trường rất tốt cho đa số các loài lan thuộc giống Dendrobium. Nhược điểm là dễ mọc rêu, không thông thoáng, dễ mục. Đối với chất trồng này phải phun thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên.
2. Một số loại giá thể trồng lan rẻ tiền nhưng hiệu quả khác
Than
Than là một chất trồng tốt nhất trong các loại giá thể vì không có mầm bệnh, không bị mục và có khả năng giữ nước, vì vậy than sẽ hấp thụ được chất dinh dưỡng thông qua quá trình bón phân và thải ra từ từ qua sức hút mạnh của rễ lan.
Than được dùng ở đây là kiểu than gỗ rừng trồng, được nung thật chín. Tránh không được dùng các loại than gỗ rừng sác vì hàm lượng NaCl trong loại than đó cao, dễ làm chết lan.
Gỗ
Đối với loại lan ưa thoáng và có bộ rễ đẹp có thể ghép gỗ. Ưu tiên các loại gỗ tốt để ghép là các cành cây gỗ nghiến, nhưng vì giá thành cao, khó kiếm nên người miền Bắc thường sử dụng cây gỗ nhãn, rất dễ kiếm lại khá bền, lâu mục theo thời gian, người miền nam hay dùng thân cây vú sữa để ghép.
Các khúc gỗ này bạn có thể lột lớp vỏ để giúp rễ cây tránh bị nhiễm nấm khi vỏ cây bị mục. Nếu được bạn có thể chọn những khúc gỗ có hình thù kỳ quái, khác lạ một chút để tăng tính thẩm mỹ.
Ngoài ra có một số người trồng thì dùng lõi của một số loài cây lấy gỗ lâu năm, bị chết vùi trong đất giờ được lấy lên,gỗ này có đặc tính bền theo thời gian, lâu mục, hình thù đẹp nhưng bù lại thì giá thành lại quá cao.
Vỏ cây
Trong các loại giá thể vỏ cây thường được sử dụng như: vú sữa, sao, me, trai, thông… thì vỏ thông là loại vỏ cây được ưa chuộng nhất, vì vỏ thông có chứa resin nên eo tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu, ít có mầm bệnh các nấm hại. Vỏ thông có thể được lấy từ cây Thông 2 lá (Pinus merkusii) hoặc cây thông 3 lá (Pinus kesiya) có nhiều ở Bảo Lộc và Đà Lạt. Tuy nhiên vỏ thông cũng rất bí bít, nên cần có lớp than độn dưới đáy chậu cho thông thoáng.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/de-nuoi-lan-hay-chon-loai-qua-chua-nhieu-chat-dinh-duong-nay-cay-khong-ung-re-vang-la-d298064.html” alt_src=”” name=””]