Từ những trải nghiệm mới lạ về vùng đất, văn hoá, con người – Du lịch tâm linh còn mang đến những giá trị tinh thần thiêng liêng, nuôi dưỡng và “vun vén” tâm hồn cho những du khách thập phương.
Du lịch tâm linh – trào lưu nhất thời hay xu hướng “chữa lành” mới?
Du lịch tâm linh là một hình thức trải nghiệm đi vào chiều của cảm xúc nơi tập trung đến những trải nghiệm chữa lành “tâm hồn”. Gắn liền với các giá trị, vẻ đẹp của văn hoá, tín ngưỡng và sự đa dạng tôn giáo, đây là hình thức du lịch gắn liền với sự phục hồi, tái tạo nguồn năng lượng tích cực, mang đến sự bình yên cho mọi người. Chính vì vậy bên cạnh những trải nghiệm khám phá du lịch mới mẻ, du lịch tâm linh còn mang đến nhiều hơn những giá trị tinh thần mà mọi người đang tìm kiếm.
Từ đó, từ khoá “du lịch tâm linh” trở thành xu hướng không chỉ dành riêng cho các tín đồ yêu thích nét đặc trưng của văn hoá, tôn giáo mà còn được giới trẻ nói chung dành sự quan tâm, đặc biệt sau khi trải qua thời thời gian ảnh hưởng bởi đại dịch. Và một trong những điểm đến không thể bỏ qua chính là Ấn Độ – vùng đất sinh trưởng của bốn tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh… cũng hàng loạt địa danh nổi tiếng.
Quần thể đền chùa Mahabodhi tại Bodh Gaya, nơi du khách và những người hành hương cùng ngồi tĩnh lặng, khép mắt, thở sâu và lắng nghe tâm hồn mình được chữa lành một cách tự nhiên. Ảnh: @tme.prc4
Một trong những hành trình tâm linh tại “đất Phật” Ấn Độ phải điểm tên chính là Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), một trong bốn Phật tích quan trọng nhất, nơi đức Phật giác ngộ sau 49 ngày tọa thiền. Không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách cũng như những người hành hương từ khắp nơi trên thế giới sẽ trở về dưới cội bồ đề gần 150 năm tuổi, chân thành cảm tạ cuộc sống và tìm kiếm sự bình yên bên ngoài thế giới “xô bồ” mỗi ngày.
Bên cạnh đó, nếu lựa chọn đến thăm Ấn Độ vào tháng 10 – 11, du khách sẽ được trải nghiệm lễ hội tâm linh Diwali. Với người Ấn, đây là dịp con người hướng thực sự hướng về bên trong mình, để ánh sáng thuần khiết xua tan bóng tối và phản chiếu, lan toả lên những hành động tốt đẹp đến với mọi người.
Lễ hội ánh sáng Diwali đã có từ thời Hindu cổ đại, là lễ hội phát triển tâm thức mỗi người: khởi mở tiềm thức, buông bỏ những xô bồ nơi tâm trí và phát triển trí tuệ từ bên trong. Ảnh: unsplash
Là quốc gia của nền văn minh sông Hằng phát triển rực rỡ, nơi đây còn có các ngôi đền mang dáng dấp kiến trúc cổ cực kỳ công phu, đậm bản sắc văn hóa như đền Shree Siddhivinayak và đền Kapaleeswarar.
Đền Shree Siddhivinayak thờ thần Shri Ganesh đón tiếp hàng chục nghìn người hành hương mỗi ngày, là “thánh địa” tâm linh và cũng là “kho báu” của Mumbai với số lượng hiện vật và đồ cúng dường ước tính lên đến hàng chục tỷ USD. Ảnh: @harhar_mahadev_
Một trong những ngôi đền đẹp nhất Ấn Độ, đền Kapalishvara thờ thần Shiva và nữ thần Parvati, là nơi tổ chức nhiều lễ hội nổi tiếng như lễ hội Panguni uthiram. Ảnh: @tourismtn
Nơi “đất Phật” không chỉ có trải nghiệm tôn giáo
Được mẹ thiên nhiên ưu ái, Ấn Độ cũng là đất nước được biết đến với cảnh quan thiên nhiên cùng vẻ đẹp hoang sơ, ấn tượng và choáng ngợp trải dài từ Bắc xuống Nam, nổi tiếng trong số đó là dãy Himalaya hùng vĩ, vườn quốc gia Sanjay Gandhi hay hồ Pangong Tso nổi tiếng trong bộ phim “Ba chàng ngốc”.
Sanjay Gandhi rộng tới 104 km2 với nhiều cảnh sắc đa dạng, với khoảng 800 loài cây có hoa, gần 300 loài chim, 5.000 loài côn trùng, hàng trăm loài động vật có vú và bò sát… là điểm dừng chân lý tưởng với những người yêu thiên nhiên. Ảnh: mocamboo.com
Hồ Pangong Tso nằm gọn trong dãy Himalaya có khả năng thay đổi màu sắc theo thời tiết, theo mùa và thậm chí là theo những thời điểm khác nhau trong ngày. Trước khung cảnh hùng vỹ này, con người trở nên nhỏ bé và mọi vướng bận cuộc sống hiện đại đề phải lùi xa để nhường chỗ cho tĩnh lặng bình yên
Hầu hết các du khách đến thăm Ấn Độ đều dành một khoảng thời gian dài để trải nghiệm, nên văn hoá ẩm thực cũng là một trong số những ưu điểm của “đất Phật” hút hồn du khách: Từ cách chế biến đến thưởng thức, ẩm thực Ấn Độ mang đến những trải nghiệm “bùng nổ” vị giác, là sự xuất hiện thường xuyên của trà Masala trong bữa ăn, hay các món ngọt luôn thoang thoảng hương hoa hồng… bên cạnh món cà ri nổi tiếng.
Một bữa ăn Ấn điển hình với cà ri, bánh naan và trà Malasa. Ảnh: @rawpixel.com
Làm sao để có một hành trình đến “đất Phật” viên mãn
Xin visa và cập nhật trạng thái tiêm chủng
Du khách Việt có thể xin visa qua hai hình thức tại Đại sứ quán Ấn Độ hoặc trực tuyến. Hồ sơ sơ gồm có hộ chiếu, ảnh, tờ khai xin visa, lệ phí cho visa du lịch tuỳ thời hạn và sẽ mất khoảng 7-10 ngày xét duyệt.
Để tránh các yêu cầu xét nghiệm trước khi khởi hành, bạn hoàn toàn có thể xuất trình giấy chứng nhận tiêm phòng vaccine COVID-19, cung cấp kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành. Đừng quên tải trước ứng dụng Aarogya Setu trên thiết bị di động để cung cấp chi tiết thông tin khi được yêu cầu.
Săn vé bay thẳng với giá cực tốt
Với các đường bay thẳng từ Việt Nam đến Ấn Độ, hành trình ghé thăm “đất Phật” của du khách sẽ càng tiện lợi và dễ dàng hơn. Nhân dịp khai trương các đường bay từ Hà Nội, TP. HCM đến Mumbai, Vietjet khuyến mãi 19.999 vé ưu đãi chỉ từ 0 đồng cho tất cả các đường bay kết nối Việt Nam với New Delhi, Mumbai (Ấn Độ) từ ngày 7/6 – 9/6/2022, mang đến cho du khách trải nghiệm vạn điều mê hoặc của Ấn Độ với chi phí tiết kiệm, những trải nghiệm bay đáng nhớ
Rủ ngay bạn bè và người thân, lên kế hoạch và mua vé ngay tại đây.
[yeni-source src=”http://ttvn.toquoc.vn/” alt_src=”https://kenh14.vn/den-an-do-du-lich-chuyen-di-chua-lanh-danh-cho-nhung-tam-hon-tim-kiem-su-binh-yen-20220608115609309.chn” name=”Trí Thức Trẻ”]