Theo Travel off Path, những khái niệm như “thuế du lịch” và “phí vào cổng”, từng chỉ áp dụng giới hạn cho một số địa điểm du lịch hot, đang trở nên phổ biến.
Ảnh minh họa: NOMADIC MATT
Nhiều nơi công khai tỏ ra không chào đón những du khách chi tiêu tiết kiệm quay trở lại nhận rất nhiều lời chỉ trích.
Hàng không
Hàng không là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng do dịch COVID-19. Hiện nay, hàng không và lĩnh vực dịch vụ khách hàng đều đang cần tăng thu để phục hồi, tránh rơi vào cảnh nợ nần hoặc tồi tệ hơn là phá sản.
Phương thức theo đuổi lợi nhuận mạnh mẽ dẫn đến giá vé đắt đỏ, đặc biệt ở những chặng đông khách. Ví dụ, giá vé máy bay từ Paris (Pháp) tới New York (Mỹ) tăng 62%. Những nguyên nhân có thể kể ra bao gồm giá nhiên liệu, tắc nghẽn đường bay, quy định sức chứa của nhiều sân bay châu Âu…
Vé máy bay đắt khiến du lịch giá rẻ giảm dần. Michael O’Leary, CEO của Hãng Ryanair (Ireland), cho rằng giá vé máy bay siêu rẻ nhiều năm qua đã giúp hàng triệu hành khách tiếp cận được với du lịch quốc tế.
Nhưng hiện nay, điều kiện đó không còn nhiều nữa. Trong tương lai rất gần, khách có thể phải chi trả thêm 50% so với trước đây.
Giá vé máy bay tăng song hành với thời buổi bão giá. Những người đang “thắt lưng buộc bụng” tất nhiên sẽ khó chi tiền hơn cho du lịch. Nhóm du khách xa xỉ có thể không bị ảnh hưởng, nhưng một số sẽ suy nghĩ kỹ hơn trước khi quyết định.
Xu hướng du lịch “chất lượng cao”
Sau đại dịch COVID-19, ngày càng nhiều địa điểm du lịch, như Thái Lan, không muốn tiếp tục là nơi check-in yêu thích của nhóm khách du lịch ba lô.
Bên cạnh thu phí du lịch gây tranh cãi, Thái Lan sẽ sớm áp dụng hai mức giá, một dành cho du khách, một cho người dân địa phương. Ông Anutin Charnvirakul, phó thủ tướng Thái Lan, đã khuyến nghị các hãng lữ hành nên chú trọng chào bán các trải nghiệm “cao cấp”, ngược lại với việc thu hút du khách có ngân sách hạn hẹp.
Bộ trưởng du lịch của New Zealand, ông Stuart Nash, cũng tuyên bố các nỗ lực quảng bá du lịch sẽ nhắm vào nhóm khách chịu chi. Kiểu du lịch bụi sẽ vẫn được chào đón, nhưng không phải là những ai “lên Facebook khoe bí kíp đi chơi quanh nước của chúng tôi, một ngày chi 10 đôla ăn tô mì trong 2 phút”.
Thêm các biện pháp “làm khó” mô hình du lịch giá rẻ
Thậm chí, 23 thành phố ở châu Âu muốn cắt giảm kiểu thuê nhà ngắn hạn nhằm giải tán bớt lượng khách du lịch đổ xô đến châu lục này.
Hiện nay, du khách tới Pháp cần thu xếp trước chuyến đi từ nhiều tháng, và trả các khoản phí cao hơn để giữ chỗ trọ.
Venice (Ý) quyết trở thành nơi đầu tiên áp dụng hệ thống bán vé dành cho khách ghé thăm trong ngày, dù thành phố đã thu thuế du lịch.
Maui thuộc quần đảo Hawaii hạn chế hoạt động của những nền tảng cho thuê nhà trọ giá rẻ như AirBnB. Du khách không còn lựa chọn nào ngoài đăng ký ở khách sạn.
Những điểm đến khác đang xem xét đưa ra luật hạn chế khách du lịch bụi bao gồm quần đảo Fiji, Bali, Indonesia.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/du-lich-gia-re-it-dan-thue-du-lich-phi-vao-cong-chen-khach-ba-lo-2022082315510981.chn” name=””]