Sau khi đã phân loại xong, hãy chọn các chế độ giặt dành riêng cho từng loại vải nếu chúng có sẵn trên máy giặt của bạn và chọn tốc độ vắt vừa phải.
Ngày nay, máy giặt đã trở thành vật dụng quá quen thuộc trong mỗi gia đình, những tiện ích do nó mang lại là rất lớn, giúp cho chúng ta không còn phải tốn nhiều thời gian và công sức như trước đây nữa.
Tuy nhiên, việc giặt bằng máy cũng có nhiều hạn chế, và một trong số đó luôn khiến bạn phải băn khoăn là làm thế nào để áo quần không bị nhăn khi giặt bằng máy.
Phân loại áo quần theo chất liệu vải
Nhiều chị em phụ nữ chia sẻ kinh nghiệm là không nên mua những loại áo quần làm từ vải cô tông hay tơ tằm bởi vì những loại vải này thường dễ nhăn khi giặt bằng máy. Tuy nhiên, nếu bạn đã lỡ sở hữu chúng rồi thì trước khi giặt, bạn nên phân loại và giặt riêng theo từng chất liệu khác nhau.
Thông thường, những loại quần áo được làm từ chất liệu có độ co giãn tốt như vi sợi, đũi,… có thể chịu được sức mạnh và tốc độ quay của lồng giặt nên sẽ không để lại quá nhiều vết nhăn. Nhưng cũng có những loại chất liệu dù có sử dụng chương trình giặt nhẹ cũng làm nó nhăn nheo, gây mất thẩm mỹ như jeans, kaki,…
Do đó, bạn không nên giặt chung các loại vải thun mềm với vải jeans, nếu không đồ sẽ bị quấn chặt và máy sẽ nhồi cho nhăn nhúm.
Sử dụng chai nhựa một cách khéo léo
Trước khi giặt quần áo, bạn có thể cho hai chai nước giải khát rỗng vào máy giặt. Lúc này, các chai nhựa có thể thay đổi hướng của dòng nước, tăng sức quay của nước, đồng thời đóng vai trò vật cản ngăn không cho tất cả quần áo lẫn vào nhau, và sẽ không có thắt nút giữa quần áo và quần áo.
Điều chỉnh tốc độ vắt thích hợp
Sau khi đã phân loại xong, hãy chọn các chế độ giặt dành riêng cho từng loại vải nếu chúng có sẵn trên máy giặt của bạn và chọn tốc độ vắt vừa phải.
Máy giặt thường có 3 chế độ giặt: chế độ giặt nhẹ, chế độ giặt tiêu chuẩn và chế độ giặt mạnh.
Chế độ giặt nhẹ: Chế độ này được dùng cho các loại quần áo được làm từ chất liệu mỏng nhẹ, vải cao cấp hay quần áo trẻ em để tránh hư hỏng.
Chế độ giặt tiêu chuẩn: Là chế độ giặt quần áo thông thường, giặt được cho tất cả các loại quần áo như đồ ngủ, quần áo đi làm thường ngày.
Chế độ giặt mạnh: Chế độ thường dùng cho các chất liệu dày, cứng, ít hư hỏng.
Khi giặt các loại quần áo dễ nhăn thì bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ, với tốc độ vắt thấp vì càng quay nhanh, quần áo càng bị xoắn vào nhau chặt hơn làm chúng nhăn nhiều hơn.
Dùng túi giặt quần áo
Túi giặt thường được làm bằng vải lưới mỏng, với nhiều lỗ thủng để cho nước và bột giặt thấm được vào quần áo. Khi giặt, bạn nên cho áo quần vào túi giặt để chúng không bị quấn chặt vào nhau. Việc dùng túi giặt còn giúp hạn chế hư tổn cho quần áo của bạn khi giặt bằng máy.
Tuy nhiên, túi giặt chỉ phù hợp sử dụng cho những loại quần áo có kích thước nhỏ với chất liệu mỏng nhẹ. Một số chất liệu quần áo như jeans, kaki,… thì bạn không nên cho vào túi giặt bởi vì chúng quá dày nên máy giặt sẽ không thể giặt sạch được từng lớp vải.
Phơi ngay sau khi giặt xong
Sau khi máy vừa kết thúc chương trình vắt của mình, bạn hãy phơi áo quần ngay lập tức để tránh hình thành những nếp nhăn trên quần áo khi để chúng trong máy giặt lâu. Hơn nữa, quần áo còn ướt sẽ giúp kéo phẳng những nếp nhăn. Sau khi được phơi khô, quần áo sẽ ít nhăn hơn so với bình thường.
Mẹo nhỏ: Khi phơi hay treo quần áo, hãy giũ thật mạnh. Bạn cũng có thể trải áo quần ra rồi dùng tay miết lên các nếp nhăn cho nó giảm đi.
Cách gấp quần áo
Cuối cùng, khi quần áo đã khô, hãy treo chúng vào tủ thay vì gấp lại. Bởi vì khi gấp, quần áo sẽ xuất hiện những nếp gấp gây mất thẩm mĩ hơn so với việc treo trong tủ.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/quan-ao-giat-may-lay-ra-nhan-nhu-gie-lau-lam-them-mot-buoc-nay-phang-phiu-bat-ngo-d291245.html” alt_src=”” name=””]