Nắm được những lưu ý quan trọng sẽ giúp hạn chế rủi ro, bảo vệ bản thân bạn khỏi nguy hiểm khi tham gia lặn biển.
Lặn biển trước kia phương pháp được sử dụng chủ yếu bởi những người ngư dân, có nhu cầu đánh bắt thủy, hải sản, phục vụ cho nhu cầu đời sống và kinh doanh, buôn bán.
Tuy nhiên ngày nay, hoạt động này dần trở nên phổ biển, trở thành hoạt động du lịch được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người yêu thích trải nghiệm, khám phá thế giới nằm sâu dưới đáy biển.
Có 3 hình thức lặn biển phổ biến, đó là: lặn ngắm san hô(snorkeling), lặn bình khí(scuba diving) và lặn tự do(freediving). Trong đó, hình thức lặn tự do đòi hỏi người lặn phải trang bị nhiều kỹ năng và nắm rõ được những lưu ý nhất.
Bởi bạn sẽ không có nhiều các công cụ hỗ trợ đi kèm, thứ bạn có sẽ chỉ là những công cụ cơ bản nhất là chân vịt, mặt nạ hay ống thở. Việc không nắm được các lưu ý quan trọng sẽ vô tình đẩy bạn vào những tình huống nguy hiểm, gây mất an toàn cho bản thân.
Người tham gia lặn tự do sẽ chỉ trang bị chân vịt, mặt nạ và ống thở cơ bản (Ảnh minh họa)
Những lưu ý quan trọng
Dưới đây là một số lưu ý an toàn, giúp hạn chế rủi ro khi đi lặn biển, được tổng hợp và đưa ra bởi DipnDive – chuyên trang về việc lặn ở New York, ra đời từ năm 1976.
Đừng lặn một mình
Kể cả bạn bơi rất giỏi hoặc đã lặn rất thành thạo, cũng tuyệt đối không nên lặn 1 mình. Hãy đi cùng một nhóm, hoặc ít nhất là một người bạn. Trong lúc lặn, cố gắng đừng tách nhau ra, luôn theo sát nhóm của mình.
Trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường như bị chuột rút, hụt hơi khi lặn, các bạn có thể hỗ trợ nhau, tránh được các hậu quả đáng tiếc.
Đừng lặn một mình mà ít nhất nên có 1 người bạn đồng hành (Ảnh minh họa)
Xem xét kỹ trường biển
Hãy lên kế hoạch thật kỹ trước khi đi lặn và xem xét trường biển, khu vực bạn sẽ lặn. Những thông tin cần thiết có thể kể tới như địa hình, dòng chảy, độ sâu…
Tuyệt đối không lặn vào thời gian thời tiết xấu, biển động mạnh, gió lớn hoặc lặn ở những khu vực được cảnh báo là có động vật nguy hiểm như cá mập…
Những thông tin này bạn có thể tìm hiểu trên mạng, hoặc chủ động hỏi người dân địa phương.
Để ý những khu vực nguy hiểm, có biển cảnh báo về động vật nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Chuẩn bị tâm lý và sức khỏe tốt
Khi cơ thể đang trong trạng thái mệt, có các triệu chứng của cảm lạnh, sốt hoặc đặc biệt là say rượu, tuyệt đối không tham gia lặn. Lúc này, cơ thể bạn sẽ xảy ra những thay đổi bên trong đường hô hấp, mạch máu, làm tăng khả năng xảy ra đuối nước, hụt hơi trong quá trình lặn.
Vấn đề tâm lý cũng vô cùng quan trọng. Lặn khi tâm trạng bất ổn có thể làm giảm khả năng linh hoạt xử lý các tình huống và dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng. Thêm vào đó, một báo cáo của Scuba Diving Magazine cho biết, hơn 20% trường hợp thợ lặn tử vong là do hoảng sợ.
Ngoài ra, khi bạn đang quá đói hoặc vừa ăn quá no cũng không nên lặn. Lặn với một chiếc bụng rỗng sẽ khiến bạn rất mệt mỏi, mất sức. Còn nếu ăn quá no, bạn có thể bị nôn trong khi lặn.
Thời điểm lý tưởng nhất để tham gia lặn là khi thể trạng, tâm lý hoàn toàn tốt và sau khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ.
Chú ý xung quanh
Đừng mải mê đắm chìm với thế giới thú vị nằm sâu dưới đáy biển mà quên mất việc chú ý xung quanh.
Để ý các dấu hiệu như những đàn cá nhỏ bắt đầu tản dần ra hoặc các biến động của dòng nước bắt đầu mạnh hơn. Đây có thể là dấu hiệu rằng một loài cá lớn đang đi qua hoặc tiến gần đến chỗ của bạn.
Đừng hoảng sợ khi thấy cá mập
Để ý các dấu hiệu xung quanh để kịp thời phát hiện khi có các loài cá nguy hiểm tới gần (Ảnh minh họa)
Nếu phát hiện đó là cá mập, đừng quá hoảng sợ mà hãy thật bình tĩnh để xử lý, tránh chuyển động đột ngột vì đôi khi chúng chỉ bơi ngang qua. Hãy nhẹ nhàng bơi đến một vị trí khác, an toàn hơn, càng gần bờ hoặc gần những con thuyền gần đó và không cản đường đi của chúng.
Cũng đừng quên phòng thủ, dè chừng và rời mắt khỏi cá mập. Ngay cả khi đang bơi đi chỗ khác, luôn quan sát chúng để không bị tấn công bất ngờ.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/lan-bien-nho-5-ky-nang-nay-gap-ca-map-cung-khong-can-hoang-hot-20220612095313548.chn” name=””]