Những ngày cận Tết nhu cầu sử dụng nhà bếp của các gia đình càng tăng cao, mùi đồ ăn gần như lúc nào cũng quanh quẩn trong nhà.
Những ngày cận Tết nhu cầu sử dụng nhà bếp của các gia đình càng tăng cao, mùi đồ ăn gần như lúc nào cũng quanh quẩn trong nhà. Vậy phải làm sao để khử mùi hôi đó đi, chuẩn bị một không gian thơm mới để đón năm mới? Cách làm rất đơn giản nhưng trước tiên chúng ta phải hiểu được vì sao nhà bếp có mùi hôi?
Trong quá trình nấu nướng hàng ngày, mùi thức ăn tỏa ra, bám dính lên các vật dụng và bề mặt tại nhà bếp. Bên cạnh đó, việc không sử dụng tủ lạnh mà để thức ăn trong nhà bếp cũng khiến cho không gian phòng bếp bám dính mùi nhanh chóng. Bếp cũng sẽ có mùi khi bên trong có đặt nước mắm, gia vị hay những nguyên liệu có mùi.
Một nguyên nhân khác cũng khiên nhà bếp xuất hiện mùi hôi tanh là do côn trùng, vi khuẩn phân hủy thức ăn trong bếp của bạn. Khi gia đình sinh hoạt, có thể chúng sẽ không xuất hiện, nhưng khi không có người, chúng sẽ hoành hành, có thể lôi thức ăn vào những góc khuất mà bạn không nhìn thấy. Lâu dần không được dọn dẹp, những thức ăn này sẽ ôi thiu gây nên mùi khá khó chịu.
Ngoài những nguyên nhân trê, chúng ta còn gặp phải tình trạng gia vị hay đồ ăn rơi ra nhưng không được lau dọn kịp thời, khiến nhà bếp bị ám mùi.
2. Cách khử mùi trong bếp bằng vỏ cam
Trong thành phần của vỏ cam, chanh và những trái cây khác cùng họ có chứa tinh dầu thơm, với khả năng khử mùi hiệu quả. Ngoài việc khử mùi cho tủ lạnh, chúng còn được sử dụng để khử mùi những không gian rộng hơn nếu được đun sôi lên.
Lấy vỏ chanh/cam cùng vài lát nhỏ thả vào nồi nước. Đun sôi nồi nước trên ở lửa nhỏ rồi mở vung trong vòng vài giờ. Tinh dầu sẽ lan ra khắp phòng, lấn át những mùi hôi khó chịu.
Bạn cũng có thể thực hiện bằng cách pha nước chanh rồi cho vào bình xịt, đep xịt khắp phòng hoặc lấy chanh chà sát trực tiếp lên bề mặt như bàn bếp hoặc thớt để lấy đi mùi hôi khó chịu.
3. Một số lưu ý khi nấu nướng để nhà luôn thơm
Mở cửa sổ thoáng mát trước khi nấu nướng
Muốn khử mùi khó chịu trong nhà bếp, trước tiên cần chú ý luôn mở cửa cho mùi thực phẩm khi nấu nướng thoát ra ngoài. Việc mở cửa vừa giúp hết mùi, vừa giúp lưu thông không khí. Bên cạnh đó, chú ý đóng kín những phòng khác lại để mùi không bay vào ảnh hưởng tới không gian sống và sinh hoạt bạn nhé!
Xử lý rác thải thường xuyên
Những rác thải trong quá trình nấu nướng thải ra, nếu không được xử lý thường xuyên sẽ gây nên những mùi vô cùng khó chịu, có thể ám vào không gian bếp của bạn. Không chỉ thường xuyên đổ rác, bạn cũng nên cọ rửa phía trong của thùng rác ít nhất là 1 lần 1 tuần, sau đó lau sạch và để khô rồi mới cho và sử dụng. Điều này tránh tình trạng rác thải còn sót lại, đồng thời ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn tại đây.
Cách khử cống bằng muối
Một trong những nguyên nhân khiến cho nhà bếp có mùi hôi có thể là do tắc nghẽn rác trong hệ thống cống hay bồn rửa. Để giải quyết nhanh chóng tình trạng này, bạn có thể sử dụng muối kết hợp với baking soda đổ xuống miệng cống hoặc miệng bồn rửa để làm sạch hoàn toàn mùi hôi. Hơn nữa, đây còn là giải pháp vô cùng tiết kiệm khi muối có mặt ở hầu hết các gia đình tại Việt Nam.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/lay-1-it-vo-cam-dun-tren-bep-ban-se-nhan-thay-su-bat-ngo-sau-5-phut-soi-d300060.html” alt_src=”” name=””]