Tượng uyên ương, hay mèo màu hồng, tầm gửi… được người dân các nước xem như biểu tượng tình yêu và lòng chung thủy.
|
Chim uyên ương được người dân Trung Quốc xem là biểu tượng của cặp đôi đang có một tình yêu mặn nồng, chung thủy. Vì vậy, việc sở hữu tượng chim uyên ương sẽ mang đến cho bạn những điều may mắn, thuận lợi trên con đường tình duyên. |
|
Bọ rùa được người Ý xem như một dấu hiệu trong tình cảm của người sở hữu nó (khi bạn bắt rồi thả nó đi). Ở Ý, bạn có thể tìm thấy bọ rùa may mắn trên đồ trang sức, trong các cửa hàng xổ số, trên móc khóa và cả đồ gốm. Một số người cho rằng, những đốm trên thân bọ rùa (mà bạn bắt được) sẽ biểu thị thời gian điều ước có người yêu của bạn thành hiện thực. |
|
Người Trung Quốc cho rằng dơi màu đỏ có tác dụng xua đuổi tà ma, vì vậy chúng được xem như mang lại may mắn. Một vật phẩm in hình 5 con dơi màu đỏ sẽ tượng trưng cho 5 điều may mắn gồm: sức khỏe, tuổi thọ, tình yêu, sự giàu có và đức hạnh. |
|
Với quan niệm tượng mèo vẫy tay tượng trưng cho may mắn, tài lộc, người Nhật thường đặt tượng này trước cửa hàng quán. Mỗi màu sắc của bức tượng cũng sẽ mang ý nghĩa khác nhau, và tượng mèo màu hồng tượng trưng cho tình yêu. Do đó, những bạn trẻ độc thân thường mua tượng mèo màu hồng đặt trong phòng ngủ, với mong muốn sớm có tình yêu. |
|
Người Celt (một nhóm các bộ lạc, bộ tộc và dân tộc thời kỳ đồ sắt và thời Trung cổ ở châu Âu) thờ phụng nữ thần ngựa Epona, được cho là biểu tượng của tình yêu, khả năng sinh sản. Truyền thuyết Lưỡng Hà cũng kể rằng, một con ngựa đã vẽ mặt trời và con ngựa là hiện thân của tình yêu đối với trái đất vì ánh sáng và hơi ấm của nó mang lại sự sống cho mọi sinh vật. |
|
Thiên nga được xem là một trong số ít loài động vật chung thủy. Hầu hết thiên nga giao phối với “đối tác” duy nhất trong đời. |
|
Chim bồ câu cũng tượng trưng cho lòng chung thủy. |
|
Mối liên hệ của tầm gửi với tình yêu bắt nguồn từ thần thoại Bắc Âu về vị thần Baldur – con trai của nữ thần tình yêu và hôn nhân Frigga. Baldur được cho là “miễn nhiễm” với mọi sinh vật sống và bất khả chiến bại, nhưng sau đó, ông đã bị một vị thần giết. Có rất nhiều phiên bản về sự hồi sinh của thần Baldur. Trong đó, có một phiên bản do nhà báo – nhà văn người Mỹ Christopher Beam viết trên tờ Slate: “Những giọt nước mắt của Frigga sau đó biến thành quả tầm gửi, khiến Baldur sống lại, và nữ thần tuyên bố cây tầm gửi là biểu tượng của tình yêu”. |
An Huỳnh (tổng hợp)
[yeni-source src=”” alt_src=”https://www.phunuonline.com.vn/linh-vat-cua-tinh-yeu-su-may-man-a1484922.html” name=””]