Nhiều hành vi của trẻ tưởng vô hại nhưng có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sau này.
Một số phụ huynh nghĩ rằng, đối với con trẻ thì chỉ cần chăm sóc thật kỹ, con chỉ cần ăn no, ngủ đủ và chơi nên không mạnh dạn để chỉ bảo con nhiều điều, điều này có thể vô tình dẫn đến việc trẻ hình thành một số thói quen xấu trong quá trình phát triển.
Nhiều hành vi tưởng vô hại nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sau này của trẻ, cần đặc biệt lưu ý và điều chỉnh kịp thời.
3 hành vi xấu trẻ dễ mắc phải, bố mẹ nên chú ý điều chỉnh
Vứt đồ ăn khắp nhà
Trẻ từ 1-3 tuổi là giai đoạn quan trọng để bé học cách ăn độc lập, nhiều bé thích bốc tay cho đồ ăn vào miệng, trẻ gia tăng hứng thú ăn uống, đồng thời rèn luyện khả năng phối hợp tay và mắt, làm tăng sự tự tin và ý thức hoàn thành việc ăn.
Tuy nhiên, một số trẻ khác thường thích ném thức ăn khắp nhà, đặc biệt trong lúc trẻ cáu giận, thói quen này nếu không điều chỉnh sớm có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến tính cách, lãng phí thức ăn và ảnh hưởng vấn đề vệ sinh.
Vì vậy, khi nhìn thấy con thường xuyên ném đồ ăn bố mẹ nên nghiêm túc ngăn chặn ngay từ đầu, để bé hiểu rằng mình đang làm sai.
Để điều chỉnh hành vi này của con, bố mẹ nên cho trẻ ngồi ghế ăn riêng, cung cấp cho bé một chiếc bát, thìa, yếm, rửa sạch tay cho con, và rồi để bé tự do khám phá thức ăn.
Một số trẻ thường thích ném thức ăn khắp nhà, đặc biệt trong lúc trẻ cáu giận.
Phá hủy đồ đạc
Nhiều đứa trẻ thích ném đồ chơi, điều khiển từ xa, đồng hồ báo thức… Chỉ trong vài phút, căn phòng ngăn nắp trở nên lộn xộn. Bố mẹ vô cùng tức giận, bé tỉnh bơ vì không hề biết là việc xấu.
Khi trẻ lớn lên và trở nên năng động hơn, mong muốn phá hủy của trẻ sẽ tăng lên theo tỷ lệ thuận. Vì vậy, hãy xem xét hành vi này của trẻ trong từng trường hợp cụ thể.
Nếu hành vi mang tính tò mò, khám phá và học hỏi những điều mới xung quanh nhặm tạo sự phối hợp của tay, não, mắt và các cơ quan khác phát triển tốt hơn, lúc này bố mẹ không nên vội nóng giận, hãy tạo cho con một môi trường khác thích hợp để vui chơi.
Ngược lại, nếu hành vi cố ý phá hoại là do cơn nóng giận thì bố mẹ cần nghiêm túc xử lý. Vì vậy, việc để trẻ tự chịu trách nhiệm và hậu quả là một cách tốt, bố mẹnên hiểu và nắm bắt được cảm xúc của con mình, để giúp trẻ điều chỉnh hành vi tích cực hơn.
Hung hăng, hay đánh bạn
Khi trẻ chơi đùa, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các hành vi hung hăng như đánh, xô đẩy, thậm chí cắn bạn bè và những người xung quanh. Những hành động này thường là cách thể hiện sự thất vọng, tức giận và chưa biết tự chủ của trẻ.
Tuy nhiên, trẻ thường xuyên có thái độ hung hăng, hay đánh bạn sẽ khó xây dựng mối quan hệ lành mạnh, điều này vô tình cản trở việc xây dựng cuộc sống sau này của trẻ.
Do đó, bố mẹ cần xem xét các trường hợp cụ thể, nếu đó là một kiểu tự bảo vệ, bố mẹ cần phải làm gương, không đánh và la mắng trẻ hãy hướng dẫn trẻ thể hiện cảm xúc của mình một cách chính xác. Mặc khác, hành vi mang tính nghiêm trọng, bố mẹ nên áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp hơn.
Khi trẻ chơi đùa, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các hành vi hung hăng như đánh, xô đẩy, thậm chí cắn bạn bè.
Những điều cần phải chú trọng dạy con ngay khi còn nhỏ
Biết quản lý cảm xúc
Giáo sư tâm lý học John Gottman từng nói rằng, phương pháp giáo dục xuất sắc đòi hỏi sự hướng dẫn cảm xúc. Tuy nhiên, chỉ duy trì sự chú ý đến những thay đổi cảm xúc của đứa trẻ, hướng dẫn con xác định, chấp nhận cảm xúc là không đủ.
Sau khi đứa trẻ bùng nổ những cảm xúc tiêu cực, đầu tiên bố mẹ nên trấn an con bình tĩnh lại, chấp nhận cảm xúc của mình, nhưng cũng cho con cơ hội để bày tỏ để hướng dẫn con tìm cách thích hợp để quản lý cảm xúc.
Bằng cách nói với trẻ em rằng cảm xúc chính nó không có tốt hay xấu, điều quan trọng là làm thế nào để chấp nhận, giải quyết, trẻ mới có nhiều cơ hội học tập và phát triển.
Nhận thức được sự thay đổi tâm trạng của trẻ, an ủi, hướng dẫn trẻ bình tĩnh và dạy trẻ cách quản lý cảm xúc tốt. Đây sẽ là chìa khóa để đưa con đến thành công và cuộc sống hạnh phúc.
Bố mẹ nên trấn an con bình tĩnh lại, chấp nhận cảm xúc của mình.
Thích ứng với nhiều môi trường
Đối với người lớn và trẻ em, khả năng thích ứng với những thay đổi tất yếu của cuộc sống là một kỹ năng vô giá cần có.
Giống như quá trình chọn lọc tự nhiên, các cá thể tồn tại là những cá thể có sự thích nghi cao nhất, bố mẹ hãy dạy con cách thích ứng với các môi trường khác nhau, cách giải quyết các mâu thuẫn thường gặp trong cuộc sống, cách ứng xử với những kiểu người khác nhau trong xã hội để con có thể tự tin hơn sau này.
Khả năng phục hồi tinh thần
Khả năng phục hồi tinh thần có thể giúp trẻ điều chỉnh, thích ứng hoặc vượt qua được những biến cố về thể chất cũng như tinh thần trong cuộc sống.
Đây sẽ là một kỹ năng giúp con trở nên mạnh mẽ hơn, không chịu đầu hàng thử thách và có thể giải quyết được tất cả những vấn đề mà trẻ gặp phải.
Bồi dưỡng năng khiếu
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, năng khiếu sẽ dễ bị mai một dần nếu không được phát hiện sớm và bồi dưỡng kịp thời, đúng cách.
Do đó, bất kỳ năng khiếu nào, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia như: Vẽ tranh, chơi cờ, âm nhạc,… Đồng thời cổ vũ trẻ kiên trì theo đuổi đam mê.
Việc này có thể giúp trẻ nuôi dưỡng nên tính kiên trì, tự giác, ít nhất có thể giúp trẻ có nhiều sự lựa chọn hơn cho tương lai.
Trẻ lớn lên trong môi trường lành mạnh, hạnh phúc sẽ dễ đạt được thành công hơn.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/me-lam-dung-4-dieu-nay-co-the-nuoi-day-dua-con-uu-tu-tuong-lai-thanh-danh-c59a9765.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/me-lam-dung-4-dieu-nay-co-the-nuoi-day-dua-con-uu-tu-tuong-lai-thanh-danh-c429a528361.html” name=””]