( Yeni ) – Mô hình nuôi dơi lấy phân hiện cho thu nhập cao, bảo vệ môi trường, mùa màng,… Nhờ công việc này mà nhiều nông dân đổi đời.
Dơi là động vật hoang dã, khó tính, thích sống tự do, rất nhạy cảm với hơi người lạ. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng phân dơi “quý như vàng” cực kỳ tốt cho cây trồng. Anh Lê Hồng Hiệp (Tiền Giang) đã sớm nhìn ra tiềm năng kinh doanh từ mô hình nuôi dơi lấy phân.
Anh Hiệp cho biết, anh theo mô hình nuôi dơi lấy phân đến nay đã trên 10 năm. Anh dựng 5 chiếc chòi cao với nền chuồng nuôi dơi dài 7-10m, ngang 3-5m, nóc chuồng phải lợp bằng lá dừa nước, trên trần của chuồng phải lắp một cái sàn bằng cây để chịu tàu lá thốt nốt (lá thốt nốt treo làm ổ cho loài dơi ở). Chi phí cho mỗi chiếc chuồng chưa đến 6 triệu đồng nhưng lại có thể được sử dụng nhiều năm không lo hư hỏng.
Sau khi xây chuồng, để thu hút con dơi về ở, anh Hiệp bắt khoảng từ 10 con dơi mồi bỏ vào 2-3 lồng lưới treo lên chuồng nuôi dơi để dơi mồi phát tiếng kêu dẫn dụ đàn về. Sau hơn 2 ngày, hàng trăm con dơi đã tập trung về chòi để làm tổ. Dơi sống về đêm, ngày trú ẩn trong tổ nên sau khi đi kiếm mồi vào ban đêm chúng lại bay về tổ và bắt đầu nhả lượng phân dưới mảnh lưới bên dưới chuồng.
Anh Hiệp thu gom phân dơi có sẵn trong lưới và đem phơi khô rồi mang bán cho nông dân trong vùng để bón cho cây vườn. Với 5 chòi, anh Hiệp thu hoạch mỗi ngày được khoảng 10kg phân khô, bán lẻ với giá trung bình 50.000 đồng/kg, thu nhập hơn 500.000 đồng/ngày. Nhờ có nguồn thu nhập ổn định này mà kinh tế gia đình anh Hiệp cải thiện đáng kể.
Anh Hiệp cho biết, dơi được nuôi ở đây là loài dơi muỗi, loài sinh vật sống trong thiên nhiên, trọng lượng mỗi con khoảng vài chục gram. Chúng chỉ ăn muỗi, bướm, rầy và không phá hại cây trái của nhà nông. Nuôi dơi tốn ít chi phí, ít công chăm sóc nhưng rất “năng suất” vì chúng sinh sản nhanh. Nhờ vậy mà nguồn thu nhập từ việc nuôi dơi khá ổn định.
Tất nhiên, trong quá trình nuôi, người nuôi cũng cần chăm sóc chuồng dơi thường xuyên. Mùa mưa thì cần che kín bằng lá chầm bốn bên vách chuồng, vừa làm ấm cho con dơi vừa tránh được mưa tạt vào làm ướt dơi, ướt lá ổ. Mùa nắng nóng thì cần phải bỏ bớt lá thốt nốt trong ổ ra để con dơi được thoáng mát. Vì loài dơi sợ rắn lục, dệp nên cứ 5-6 tháng thì thay lá ổ một lần.
Ông Nguyễn Văn Sáu (Đồng Nai) cũng thành công nhờ mô hình nuôi dơi lấy phân. Theo ông Sáu, ông chưa thấy loại phân nào tốt với cây trồng như phân dơi bởi phân dơi có nhiều chất dinh dưỡng.
Trước khi chưa có dơi về ở thì vườn cây ăn trái mỗi tháng ông Sáu phải xịt thuốc trừ sâu, rầy ít nhất là 4 lần. Ban đêm gia đình phải mắc màn mới ngủ yên. Nhưng từ khi cói chòi nuôi dơi thì bọ trĩ, sâu rầy, ruồi vàng, muỗi,… không còn hoành hành dù hơn cả tháng không xịt thuốc. Thậm chí ban đêm ngủ không cần mắc màn vì hầu như không có muỗi.
Gia đình ông Sáu vừa chủ động được nguồn phân bón hữu cơ tốt, tiết kiệm được một khoản kinh phí không nhỏ mà bưởi, quýt, chôm chôm,… cũng cho trái ngọt, ngon hơn, năng suất hơn nên năm nào cũng đều đặn có doanh thu 2-3 tỷ đồng từ vườn trái cây.
Phần phân dơi dư ra, ông bán cho các nông dân trong vùng với mức giá trung bình 80.000 đồng/kg. Tính riêng doanh thu từ phần dơi ông Sáu đã có 800 – 900 nghìn đồng/ngày.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/nghe-la-o-viet-nam-nuoi-loai-thu-bay-dem-khong-phai-cho-an-moi-thang-dut-tui-gan-30-trieu.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/nghe-la-o-viet-nam-nuoi-loai-thu-bay-dem-khong-phai-cho-an-moi-thang-dut-tui-gan-30-trieu-d347077.html” name=”Xe và Thể thao”]