Hóa ra cũng có nhiều nguyên liệu giúp làm sạch lòng già mà trước đây ít người biết.
Lòng già lợn là một trong những bộ phận nội tạng của lợn, tuy có mùi đặc trưng nhưng lại được nhiều người yêu thích. Lòng già có thể đem nướng, luộc, xào… để làm thành những món nhâm nhi cho dân nhậu.
Lòng già ngon và hấp dẫn nhưng vì vốn là nơi chứa chất thải của lợn nên thường có mùi hôi, khó có thể làm sạch. Chính vì vậy mà ngay tại nhà nhiều người e ngại làm món này và thích ăn ở ngoài hàng hơn. Đầu bếp đã mách, chị em nội trợ hoàn toàn có thể tự tay làm sạch lòng già bằng những nguyên liệu sẵn có trong nhà bếp, khiến lòng vừa sạch bong, hết mùi hôi chỉ trong vài phút, tha hồ chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh hơn cả ngoài hàng.
Thông thường chúng ta quen thuộc với cách rửa lòng già với muối, giấm kèm bột mì, nhưng hôm nay đầu bếp giới thiệu thêm một nguyên liệu mới có thể giúp làm sạch lòng già cùng với bột mì chính là rượu. Vậy cách làm sạch cụ thể như thế nào, các bạn có thể tham khảo dưới đây:
Chuẩn bị:
– Lòng già, bột mì, rượu trắng
Cách làm:
Lòng già mua về có mặt trỡn nhẵn bên ngoài và mỡ bên trong. Thực chất, khi bán hàng, người bán lộn mặt bên trong ra, còn mặt bên ngoài lại được lộn vào trong. Chính vì thế nhiều người lầm tưởng mặt trơn này mới là mặt bên ngoài.
Đầu tiên, chúng ta rửa lòng già lợn 2 lần bằng nước sạch, sau đó lật mặt bên trong rửa cho hết nhớt.
Sau khi lộn mặt lòng già sẽ thấy có lớp mỡ trắng bám vào, nếu không thích mỡ bạn có thể cắt bỏ, nếu thích bạn có thể giữa lại, nói chung tùy ý.
Sau khi rửa xong bạn để lòng cho ráo nước sau đó rắc bột mì khô vào, nhào nhiều lần. Bản thân lòng già cũng vẫn còn ẩm ướt nên không cho nước, chỉ cho bột mì vào nhào. Nếu lòng còn nhiều nước thì cho thêm một ít bột với lượng thích hợp, nếu không bột loãng quá thì hiệu quả làm sạch sẽ giảm.
Sau khi nhào xong, bạn xả lại bột bằng nước sạch, sau đó cho rượu trắng vào và tiếp tục nhào trong vài phút.
Rửa lại hai lần bằng nước sạch, sau khi rửa sạch mặt lòng có mỡ (thực chất là mặt ngoài của lòng), lộn lòng ra và tiếp tục nhào bóp với bột mì nhiều lần cho sạch nhớt. Phần không có mỡ này phải chà thật kỹ vì nó vốn tiếp xúc với chất thải của lợn. Sau khi nhào bóp nhiều lần, xả lòng với nước sạch rồi cho thêm rượu trắng vào, nhào bóp thêm một lúc nữa. Cuối cùng xả lại lòng dưới vòi nước cho thật sạch. Mỗi mặt lòng nên rửa với nước ít nhất 2 lần.
Bột mì giúp hấp thụ những chất bẩn, cặn bã còn xót lại của lòng già và những chất bẩn này sẽ trôi ra ngoài cùng với bột mì khi bạn xả nước. Trong khi đó, rượu trắng có tác dụng khử mùi, diệt khuẩn, mùi tanh hôi của lòng già cũng được khử sạch.
Như vậy, khi rửa sạch lòng già, bạn hãy nhớ sử dụng bột mì và rượu trắng nhé. Khi bột mì ướt và dinh vào lòng già, các chất nhầy và tạp chất sẽ bám vào bột. Điều này sẽ làm sạch chất nhờn và tạp chất trong lòng già của lợn. Rượu có tác dụng khử mùi tanh, khử trùng nên cũng khử được mùi tanh hôi của lòng già.
Chúc các bạn thành công!
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ngoai-bot-mi-them-mot-thu-nua-giup-rua-long-gia-sach-bong-trong-5-phut-khong-con-mui-hoi-d288051.html” alt_src=”” name=””]