Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chiều cao, ngoại hình và chỉ số IQ của một đứa trẻ.
Sau khi bé chào đời, hầu hết các bậc phụ huynh thường quan tâm xem con giống mẹ hay giống bố? Thực tế, di truyền là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chiều cao, ngoại hình và chỉ số IQ của một đứa trẻ.
Vậy những đặc điểm về ngoại hình đó của trẻ sẽ được di truyền từ bố hay từ mẹ? và ai sẽ di truyền cho con nhiều hơn?
Ngoại hình và chỉ số IQ của bé được di truyền từ bố hay mẹ?
Ngoại hình và chiều cao là 2 đặc điểm di truyền biểu thị ra bên ngoài rõ nhất, vậy liệu gen của bố và của mẹ thì ai sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến con cái?
Ngoại hình
Ngoại hình bao gồm toàn bộ ngũ quan trên khuôn mặt, đôi mắt, các chi, dáng người, màu da… của trẻ. Cho nên khi nhìn vào ngoại hình bên ngoài, mỗi người sẽ có nhận xét khác nhau về đứa trẻ.
Có người cho rằng đứa trẻ giống bố, cũng có người cho rằng đứa trẻ giống mẹ. Trên thực tế, các đặc điểm của ngũ quan của một đứa trẻ được di truyền từ các nhiễm sắc thể nằm trên NST (nhiễm sắc thể) thường, vì thế khi bố mẹ sinh con ra, các cặp NST trên sẽ được di truyền lại cho các con và đứa trẻ sẽ có những đặc điểm của cả bố và mẹ cùng một lúc.
Ví dụ: Nếu cả bố và mẹ đều có mắt hai mí thì con sinh ra sẽ có mắt hai mí. Thực tế cũng có trường hợp bố mẹ mắt 2 mí nhưng lại sinh ra con mắt 1 mí, nguyên nhân do trong hệ gen của bố mẹ tồn tại cặp gen lặn mắt 1 mí.
Cặp gen này có thể không biểu hiện ở đời bố mẹ nhưng lại biểu hiện tính trạng ra ở con nếu con mang cặp gen đồng tính lặn của bố mẹ. Nếu bố bị hói thì con trai sinh ra dễ bị hói, còn con gái thì ít hói hơn. Điều này là do hói đầu là gen trội với bé trai và lặn với bé gái.
Thực tế, diện mạo của một đứa trẻ không phải do ai quyết định, đó là xác suất chọn lọc gen trong quá trình di truyền.
Chỉ số IQ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trí thông minh của một đứa trẻ chủ yếu được di truyền từ mẹ, bởi vì người mẹ đóng góp nhiễm sắc thể X, và gen quan trọng ảnh hưởng đến trí thông minh là trên nhiễm sắc thể X.
Do gen liên quan đến chỉ số IQ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và rất ít ở nhiễm sắc thể Y. Chính sự phân bố không đều của các cặp gen này dẫn tới việc con trai sẽ được thừa hưởng trí thông minh chủ yếu từ mẹ và ít hơn của bố, còn con gái thì được thừa hưởng trí thông minh từ cả bố và mẹ, nhưng thiên về bố nhiều hơn.
Vì vậy, sẽ có những người đàn ông rất thông minh nhưng cũng có những người có chỉ số IQ thấp. Trong khi đó, ở nữ giới sự phân bố gen thông minh đều hơn nên không có quá nhiều phụ nữ xuất chúng và cũng không có những phụ nữ quá kém cỏi.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhắc nhở rằng, yếu tố di truyền cũng chỉ quyết định một phần tới trí tuệ của trẻ, quan trọng nhất vẫn là cách nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Vì vậy, để cải thiện ngoại hình và chỉ số thông minh của trẻ, giáo dục và rèn luyện trong quá trình nuôi dưỡng là điều không thể thiếu.
Các chuyên gia gợi ý, bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau để cải thiện toàn diện cho con, tạo được nền tảng tốt để giúp trẻ dễ thành công và có cuộc sống như mong muốn trong tương lai.
Xây dựng những thói quen tốt trong cuộc sống
Bố mẹ nên làm gương
Nâng cao hứng thú đọc sách cho trẻ
Cổ vũ trẻ, đừng quá chú trọng vào kết quả
Đưa trẻ tham quan nhiều nơi
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/ngoai-hinh-va-iq-cua-tre-duoc-huong-tu-bo-hay-me-ren-duoc-5-dieu-nay-con-lon-len-xuat-chung-c59a5787.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/ngoai-hinh-va-iq-cua-tre-duoc-huong-tu-bo-hay-me-ren-duoc-5-dieu-nay-con-lon-len-xuat-chung-c429a521389.html” name=””]