( Yeni ) – Không chỉ có cây cỏ, cổ nhân cũng cho rằng một loài chim chính là “hiện thân” của điềm lành. Người Trung Quốc xưa có câu: “Hai loài chim vào nhà, nhất định có tin vui”. Câu nói này đề cập loài chim nào? Câu trả lời sẽ có ở phần dưới đây:
Từ xa xưa, cổ nhân quan niệm có rất nhiều loài chim mang ý nghĩa tốt lành như: Phượng hoàng, chim công, hỉ thước (chim ác là)… Tuy chúng đều mang ý nghĩa rất tốt nhưng lại không mấy gần gũi với con người.
Danh tính của hai loài chim trong câu nói trên thực chất không quá xa lạ. Chúng đặc biệt quen thuộc với cuộc sống của những người dân ở các vùng quê. Cụ thế đó là chim sẻ và chim én.
Chim sẻ
Ở nông thôn chim sẻ thích ở nhờ nhà người khác. Các ngôi nhà được xây bằng cỏ, lợp gỗ, lợp ngói nên có nhiều kẽ hở, do đó chúng thường trú ngụ và làm tổ ở đây. Những nơi chim sẻ chọn thường có đặc điểm vững chãi và ổn định. Hay nói cách khác, việc chim sẻ đến làm tổ cho thấy gia đình có một ngôi nhà chắc chắn, gián tiếp chứng minh khả năng kinh tế của họ.
Người xưa cũng cho rằng chim sẻ đến làm tổ tại nhà cho thấy phong thủy gia đình của người đó tốt. Ngoài ra, loài chim này còn có ý nghĩa là đông con nhiều cháu. Thời xưa, người ta còn mang chim sẻ về nhà để cho chúng làm tổ, sau này được gọi là “tân tước”.
Chim én
Trong mắt mọi người, chim én tượng trưng cho điềm lành. Khi mùa xuân đến, những đàn én từ phương nam trú đông cũng đã bay về “quê hương” phương bắc. Đây là tín hiệu cho thấy một mùa khắc nghiệt đã đi qua, mùa của sự sinh sôi nảy nở đã tới. Vì vậy, con người cho rằng chim én là dấu hiệu của điềm lành.
Chim yến cũng rất cẩn thận khi việc xây tổ. Nếu môi trường xung quanh mất vệ sinh và thiếu an toàn thì cũng sẽ không ghé qua. Đặc tính tìm nơi trú ẩn của loài chim này giống với những tiêu chí chọn nhà của người xưa.
Hầu hết những có tiền của thời xưa đều ở trong những ngôi nhà kín cổng cao tường. Để không bị quấy rầy khi làm tổ, chim én thích xây tổ ở những nơi có mái hiên cao. Do đó, trên mái hiên của những ngôi nhà giàu có, người ta thường có thể nhìn thấy những con én đang xây tổ trên đó.
Không chỉ vậy, chim én còn có đặc điểm thích yên tĩnh. Người giàu không phải lo lắng về cơm ăn, nhà ở thì sẽ ít cãi vã. Việc chim én đến nhà chứng minh cho việc gia đình này hòa thuận và khá giả.
Hơn nữa, giữa phòng khách của người giàu và nơi chim én làm tổ có một khoảng cách nhất định, nếu chim én sống ở đây, nhìn chung sẽ an toàn hơn.
Có thể thấy câu nói “Hai loài chim vào nhà, nhất định có tin vui” là sản phẩm được đúc kết nhờ kinh nghiệm quan sát của người xưa. Dù được giải thích bằng phong thủy hay thực tế thì câu nói trên đều có tính hợp lý nhất định. Hiện nay, các loài chim này đã không còn xuất hiện nhiều, song nếu may mắn, người ta vẫn có thể bắt gặp chúng đến làm tổ trong nhà.
Chim bay vào nhà là cát hay hung, tốt hay xấu?
– Trường hợp chim mang điềm báo tốt tới
Theo quan niệm dân gian, rất nhiều loại chim bay lượn vào nhà, làm tổ hay kêu hót được tin là điềm báo tốt, sẽ mang lại thuận lợi, may mắn và phước lành cho gia chủ cùng các thành viên trong gia đình.
Chim nào bay vô nhà mang theo điềm báo tốt?
Các loại chim mang lại điều tốt lành cho gia chủ gồm: Chim khách, chim gõ kiến, con công, thiên nga (vịt trời), chim cút, chim cu, chim én, chim sẻ…
Vì thế, khi một trong các loại chim này bay vào nhà thường có ý nghĩa mang lại tài lộc, sức khỏe, vận may cho gia chủ. Trong đó, nếu thấy chim sẻ hay chim khách bay vào nhà nhảy nhót nghĩa là gia đình sắp có tin vui hoặc sắp có khách tới thăm.
– Trường hợp chim mang tới điềm báo xấu Trong một số trường hợp, nếu thấy chim bay vào nhà nhưng lại chết ngay lúc đó thường bị coi là điềm báo xấu. Các thành viên trong gia đình có thể gặp phải một số chuyện xui xẻo, không thuận lợi trong công việc hoặc trục trặc về tình cảm, sức khỏe.
Ngoài ra có quan niệm cho rằng, nếu thấy chim trắng bay vào nhà là điềm báo trước cái chết hoặc đồng nghĩa với việc trong gia đình có thể sắp xảy ra sự việc đau buồn, tang thương.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/co-nhan-noi-2-loai-chim-nay-vao-nha-nhat-dinh-co-tin-vui-chu-nha-dung-voi-duoi-di.html” alt_src=”” name=”Khoevadep”]