( Yeni ) – Cố cung là nơi gắn liền với vua chúa hai triều Minh, Thanh ở Trung Quốc. Trong khuôn viên rộng đến 72 héc ta này, ngày nay vẫn tồn tại rất nhiều điều kỳ lạ khiến người ta khó hiểu.
Từ triều nhà Minh tới thời nhà Thanh, Cố Cung đã được phủ lên một lớp màn bí ẩn đến từ nhiều giai thoại xoay quanh hoàng tộc. Bên trong Cố Cung có tới 9.999 gian phòng và có nhiều giai thoại ly kỳ. Ngay cả du khách đi qua cũng không khỏi cảm thấy ớn lạnh. Cũng bởi vì thế mà trải qua thời gian, những nơi này đã dần trở thành chốn hoang vắng, ít người lai vãng.
Khôn Ninh Cung: Nơi được ví như “tử địa” của các Hoàng hậu
Hậu cung bên trong Tử Cấm Thành năm xưa có ba đại điện: Càn Thang cung, điện Giao Thái và Khôn Ninh Cung.
Càn Thanh cung vốn là tẩm cung của Hoàng đế. Điện Giao Thái được xây dựng dưới thời vua Gia Tĩnh nhằm phục vụ mục đích theo dõi âm và thiên tượng.
Nằm ở điểm cuối cùng trong tam đại điện chính là Khôn Ninh Cung – nơi từng là tẩm cung của Hoàng hậu.
Nếu lý giải trên góc độ âm dương bát quái, chữ “Khôn” trong Khôn Ninh cung có thể hiểu là quẻ khôn, tượng trưng cho đất, vốn thuộc âm nguyên.
Giải thích bằng phương pháp chiết tự, “Khôn” để chỉ nữ, “Ninh” là chỉ sự an tĩnh. Như vậy, cung điện này được đặt tên là “Khôn Ninh” với mong muốn đem tới cho các Hoàng hậu Trung Hoa một cuộc sống an tĩnh, yên bình.
Dưới thời nhà Minh, Khôn Ninh cung quả thực từng là nơi ở của các Hoàng hậu. Thế nhưng các vị Hoàng hậu của vương triều ấy chẳng mấy ai có được kết cục tốt đẹp, phần đông trong số họ đều vì bệnh tật mà đoản mệnh.
Vào thời điểm Minh triều diệt vong, Hoàng hậu của Sùng Trinh Đế đã tự sát ngay tại Khôn Ninh cung. Giai thoại về cái chết của vị Hoàng hậu Minh triều cuối cùng đã khiến Khôn Ninh cung bị coi là nơi nặng âm khí.
Kể từ đó về sau, các Hoàng hậu Thanh triều vốn không hề ở nơi này. Trải qua thời gian, Khôn Ninh Cung dần biến thành nơi chuyên dùng để cúng tế. Không gian thanh vắng, không khí vương mùi khói hương lại càng khiến cung điện này thêm phần ly kỳ, huyền ảo.
Điểm lạ về lu nước và vết dao còn lưu lại
Dạo một vòng quanh Tử Cấm Thành, sẽ không khó để nhận ra được một điều, đó là bên trong Cố cung có rất nhiều lu nước và trên một số lu nước này lại có rất nhiều vết dao còn lưu lại.
Thực ra, nếu bạn đọc nào có kiến thức về lịch sử đều sẽ không cảm thấy kỳ lạ trước phát hiện này. Trong các khu tứ hợp viện thời phong kiến tại Trung Quốc đều sẽ có bày những lu nước lớn, công dụng của chúng cũng giống với những chiếc lu được bày trong Tử Cấm Thành.
Trong Tử Cấm Thành có khoảng hơn 300 lu nước, công dụng của chúng đó là cung cấp nước trong tình huống xảy ra hỏa hoạn.
Còn lý do tại sao trên thân một số lu nước ấy lại có vết dao thì lại là chuyện đáng xấu hổ trong lịch sử, khiến người ta phải đau lòng. Đó chính là những dấu tích do Bát quốc liên quân lưu lại khi chúng cố gắng cạo đi lớp mạ vàng ở bên ngoài mặt lu sau khi chiếm được Tử Cấm Thành.
Qụa bay khắp trời Cố cung
Bên trong Cố cung là quang cảnh bao la, rộng lớn, chỉ cần ngẩng đầu lên là có thể nhìn thấy một khoảng trời.
Vậy nên cho dù khách tham quan có không có chủ đích nhìn thì vẫn sẽ có thể phát hiện ra một điều kỳ lạ đó là “Tại sao trong Cố cung lại có nhiều quạ đến như thế?”.
Theo lẽ thường, mọi người đa phần đều không thích loài quạ, không chỉ bởi vì vẻ ngoài đen thui của nó mà còn bởi vì tiếng kêu của loài quạ rất khó nghe.
Còn về việc tại sao trong Cố cung lại nhiều quạ như thế, nguyên nhân thực ra rất đơn giản.
Vào thời nhà Thanh, quạ được coi là Thánh điểu, cho nên cho phép người dân nuôi quạ và trong Cố cung cũng có rất nhiều quạ sinh sống.
Tuy rằng bên trong ba cung điện lớn không có cây cối, nhưng xung quanh đó lại có rất nhiều cây, đây cũng chính là lý do mà có rất nhiều quạ đậu ở ở đây.
Căn phòng kì lạ
Ba điều kỳ lạ kể trên có thể khiến mọi người thấy khó hiểu nhưng điều kỳ lạ cuối cùng sẽ khiến chúng ta cảm thấy có chút buồn cười. Đó chính là một căn phòng trong Cố cung.
Có thể nhiều người sẽ tò mò, suy đoán liệu đó có phải là Lãnh cung “từng trận gió lạnh” như thường đồn hay không?
Dĩ nhiên là không phải, bởi vì Lãnh cung đến giờ vẫn chưa được phép mở cửa tham quan, cho dù bạn có muốn xem cũng chẳng thể xem được.
Còn căn phòng mà chúng tôi muốn nói tới lại là nơi chúng ta đều vào xem được, điểm kỳ lạ của nó là ở diện tích của nơi này – chỉ rộng có 4.8 m2.
Nhà vệ sinh trong các gia đình cũng tầm khoảng 2-3 m2, vậy căn phòng 4.8m2 chắc là nhà vệ sinh phải không? Đáng tiếc, câu trả lời lại là không.
Căn phòng này không phải nhà vệ sinh và trong Cố cung cũng không có nhà vệ sinh. Căn phòng này là nơi Hoàng đế dùng, tên của nó là Tam Hi Đường, là thư phòng Hoàng đế.
Vậy cũng thật kỳ lạ, nơi Hoàng đế đọc sách cớ gì lại chỉ nhỏ như thế? Nhiều người hẳn sẽ cảm thán: “Hoàng đế cũng thảm quá đi, phòng đọc sách nhà tôi còn to hơn nơi này nhiều”. Nguyên nhân tại sao thư phòng của hoàng đế lại bé xíu như vậy hiện vẫn chưa được tìm ra.
Tuy nhiên có lẽ khi đọc sách cần có một không gian thoải mái, dễ chịu, mà khí hậu ở phương Bắc rất lạnh lẽo, nếu thay bằng một căn phòng to và rộng thì sẽ rất khó để giữ ấm chăng?
Bên trong căn phòng cũng có bày một cái giường lò (giường đất, đốt củi ở bên dưới để giữ ấm) nên cũng khá phù hợp với suy đoán trên.
[yeni-source src=”http://www.khoevadep.com.vn/diem-la-trong-co-cung-cua-nguoi-trung-quoc-khien-du-khach-tham-quan-cung-cam-thay-lanh-gay-search/?id=301103″ alt_src=”” name=”Khoevadep”]