Nếu trẻ cắn móng tay thường xuyên bố mẹ không nên chủ quan, cần chú ý theo dõi và có phương pháp giúp con điều chỉnh kịp thời.
Với sự phát triển nhanh của thời đại, tâm lý của một số trẻ cũng rất dễ thay đổi, và dễ hình thành một số thói quen xấu nếu không được sửa chữa kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự trưởng thành sau này của trẻ.
Trong đó, trẻ có thói quen thường xuyên cắn móng tay từng được các chuyên gia cảnh báo đến phụ huynh. Bởi khi trẻ nhỏ cắn móng tay có thể là dấu hiệu tâm lý đang lo lắng hoặc là có cảm giác thiếu sự an toàn.
Mặc dù sau khi bố mẹ la mắng, trẻ sẽ dừng hành động cắn móng tay, nhưng áp lực trong cơ thể trẻ không được giải tỏa. Vậy trẻ có thói quen này xuất phát từ nguyên nhân nào?
Trẻ thích cắn móng tay, lý do đằng sau là gì?
Nhiều chuyên gia cho rằng, hành vi cắn móng tay phổ biến nhất ở trẻ độ tuổi từ 3 đến 6, là hành vi trẻ bộc lộ cảm xúc tiêu cực.
Khi cảm thấy lo lắng, căng thẳng trẻ sẽ cắn móng tay một cách vô thức, do trẻ còn nhỏ chưa có khả năng kiềm chế cảm xúc nên trẻ chỉ có thể giải tỏa cảm xúc của mình thông qua phương pháp này. Cụ thể hơn từ những lý do sau.
Môi trường sống áp lực cao
Trong một số trường hợp, bố mẹ luôn yêu cầu con cái phải đạt được những mục tiêu rất cao, họ luôn can thiệp rất nhiều vào việc học và cuộc sống của con.
Điều này vô tình tạo áp lực quá lớn cho con cái, khiến trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng để làm vừa lòng bố mẹ. Lâu dần trẻ mất khả năng kiểm soát cảm xúc của mình và chỉ có thể giải tỏa áp lực thông qua một số hành vi, từ đó có thể hình thành thói quen xấu.
Trẻ có thói quen thường xuyên cắn móng tay từng được các chuyên gia cảnh báo đến phụ huynh.
Ảnh hưởng từ lời mắng mỏ của bố mẹ
Nếu bố mẹ không có tâm trạng không tốt, không kiểm soát tốt cảm xúc của mình trong quá trình giáo dục con cái và tỏ ra cáu kỉnh trước mặt con cái. Giọng điệu và biểu hiện giận dữ, mắng mỏ của bố mẹ có thể khiến trẻ sợ hãi.
Khi đối mặt với những lời mắng mỏ của bố mẹ thì tâm trạng rất lo lắng, kèm theo đó là sự tự ti về bản thân. Trẻ chưa có nhận thức và cách giải tỏa cảm xúc, trẻ sẽ giải tỏa cảm xúc một cách vô thức thông qua một số hành vi của chính mình.
Do đó, bố mẹ hãy luôn chú ý đến hành vi của con cái, việc xuất hiện những hành vi này không có nghĩa là trẻ hư và có thói hư tật xấu.
Thực chất điều này đang thể hiện trạng thái tâm lý của trẻ, một khi hành vi của trẻ xuất hiện đồng nghĩa với việc có hố đen trong tâm lý của trẻ, bố mẹ cần lưu ý.
Trẻ thường xuyên cắn móng tay có tác động thế nào đến quá trình phát triển tâm lý và tính cách?
Trẻ thường xuyên lo lắng, tự ti
Nếu trẻ luôn căng thẳng, mặc cảm và trẻ không thể hiện tốt cảm xúc của mình, trẻ sẽ vô thức thể hiện sự lo lắng, tự ti của mình bằng cách cắn móng tay, trong trường hợp này trẻ sẽ không thể mạnh dạn bộc lộ nội tâm của mình, lâu dần trẻ sẽ trở nên rất thu mình và sống nội tâm.
Khi bố mẹ cãi nhau, một số trẻ sẽ ngăn cản, bênh vực bố hoặc mẹ mình. Trong khi số khác có xu hướng trốn tránh, tìm cách giải tỏa sự sợ hãi bên trong bằng cách cắn móng tay.
Vì thế, không có gì lạ khi thấy những đứa trẻ thích cắn móng tay từ nhỏ đều có xu hướng rụt rè, ít nói, sống nội tâm, hay né tránh khi gặp vấn đề.
Nhiều chuyên gia cho rằng, hành vi cắn móng tay phổ biến nhất ở trẻ độ tuổi từ 3 đến 6, là hành vi trẻ bộc lộ cảm xúc tiêu cực.
Tâm hồn nhạy cảm, dễ bị tổn thương
Nếu ở trẻ có quá nhiều ảnh hưởng tâm lý hoặc mức độ lớn, trẻ sẽ mang tâm lý trách móc bố mẹ hoặc những người xung quanh, làm tổn thương những người xung quanh.
Trong trường hợp này không có lợi cho sự phát triển của trẻ, quan hệ giữa trẻ và cha mẹ ngày càng xấu đi, không có bạn bè nào sẵn sàng tiếp xúc với trẻ.
Trẻ cắn móng tay cũng cho thấy bản thân đang có sự lo lắng bên trong và dùng hành động này để xoa dịu cảm xúc. Những đứa trẻ như thế này thường không có cảm giác an toàn, tâm hồn nhạy cảm, yếu đuối, dễ bị tổn thương.
Làm thế nào để giúp trẻ cải thiện việc cắn móng tay cũng như sữa đổi các thói quen xấu khác?
Hầu hết mọi đứa trẻ đều có những thói quen không tốt rất khó để thay đổi hay xóa bỏ. Để phá vỡ những thói quen này, cha mẹ cần phải kiên trì và có biện pháp phù hợp.
Tìm hiểu kỹ về thói quen của trẻ
Nếu đây chỉ là một hành động nhỏ diễn ra không thường xuyên thì bố mẹ có thể không cần can thiệp hoặc đơn giản là chấp nhận chịu đựng, bởi các thói quen này có thể là cách thư giãn và sẽ tự biến mất khi trẻ không bị áp lực nữa.
Nhưng nếu đó là những thói quen gây phiền toái cho con như mút ngón tay (có thể khiến răng bị hỏng, hoặc dẫn đến trẻ bị nhiễm trùng), ngoáy mũi, ngồi rung đùi, ăn uống nhồm nhoàm, há miệng nhai lớn… thì cần phải có biện pháp để can thiệp.
Khi trẻ cắn móng tay bố mẹ nên bình tĩnh và suy nghĩ xem mình có quá nghiêm khắc với trẻ hay không và cảm xúc của mình có làm nguy hại đến con hay không. Đồng thời kiên nhẫn hướng dẫn con loại bỏ thói quen này theo từng ngày.
Tăng giao tiếp với con cái
Trò chuyện là cách tốt nhất để bố mẹ dễ dàng thấu hiểu con trẻ. Hãy cho trẻ cảm giác được yêu thương và chăm sóc, khuyến khích chúng chơi với bạn bè.
Khi trẻ có người để cùng chơi, tâm trạng sẽ thoải mái, giảm cảm giác lo âu, áp lực, đây cũng là biện pháp giúp trẻ quên đi việc cắn móng tay.
Bố mẹ có thể dạy con một số cách giải tỏa cảm xúc trong cuộc sống, nên quan sát cảm xúc của con thường xuyên hơn và đưa con đi giải tỏa cảm xúc.
Dạy con giải tỏa cảm xúc đúng cách
Bố mẹ có thể dạy con một số cách giải tỏa cảm xúc trong cuộc sống, nên quan sát cảm xúc của con thường xuyên hơn và đưa con đi giải tỏa cảm xúc.
Sự phát triển tâm lý rất quan trọng đối với trẻ, chúng ta phải biết rằng nếu trong lòng trẻ có vấn đề, thì sự trưởng thành sau này của trẻ sẽ gặp vấn đề lớn.
Việc trẻ xuất hiện một số hành vi xấu cho thấy tâm lý của trẻ đang bị ảnh hưởng, bố mẹ không nên thờ ơ, hãy tìm cách để kịp thời xoa dịu tâm lý, điều chỉnh hành vi, giúp tâm lý trẻ phát triển lành mạnh hơn.
Tạo một môi trường thư giãn cho trẻ
Đôi khi các thói quen xấu ở trẻ có thể bắt nguồn từ những thời điểm căng thẳng như chuyển nhà, chuyển trường, cha mẹ ly hôn hoặc bất kỳ một sự thay đổi lớn trong thói quen của trẻ.
Hãy tạo một môi trường thư giãn nho nhỏ như một khu vườn tại ban công, một cái lều chơi trong phòng ngủ của bé, một ngôi nhà búp bê, hoặc đơn giản là cuối tuần cả gia đình cùng đi công viên hoặc các khu vui chơi để giải trí và loại bỏ sự căng thẳng.
Trò chuyện là cách tốt nhất để bố mẹ dễ dàng thấu hiểu con trẻ. Hãy cho trẻ cảm giác được yêu thương và chăm sóc, khuyến khích chúng chơi với bạn bè.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/tre-luc-nao-cung-can-mong-tay-de-nhan-2-cai-ket-nay-khi-lon-4-cach-cuc-hay-de-loai-bo-c59a5581.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/tre-luc-nao-cung-can-mong-tay-de-nhan-2-cai-ket-nay-khi-lon-4-cach-cuc-hay-de-loai-bo-c429a520877.html” name=””]