Những quán ăn bao năm vẫn giữ công thức, cách trang trí… có từ trước những năm 1975 của thế kỷ trước. Đối với nhiều người TPHCM, những quán ăn này chứa đựng ký ức cả tuổi thơ.
Phở Dậu còn được gọi là phở cư xá 288 (quận 3, TPHCM) theo tên con hẻm. Quán còn có tên khác là phở Cây Trứng Cá vì khi mới mở, trước quán có một cây trứng cá. Ngày nay, quán có tên gọi đơn giản nhất là phở Dậu cũng là tên của bà chủ quán xưa.
Người khai sinh ra quán phở này là một phụ nữ người Nam Định, di cư vào Sài Gòn từ giữa thập niên 1950. Không rõ bà Dậu có liên quan gì với làng phở Giao Cù nổi tiếng hay không nhưng chắc chắn bà nắm vững tinh hoa của lối nấu phở Bắc. Phở Dậu mang đậm phong cách phở Nam Định, chỉ khác mỗi bánh phở nhỏ chứ không to bản như nguyên gốc. Còn lại quy tắc ninh xương ống bò, dùng nước mắm để nêm nếm, không dùng nước tương, chỉ sử dụng hành hoa và mùi làm rau gia vị, tuyệt đối không chấp nhận giá sống, húng quế, mùi tàu – ngoại trừ chút hành tây… là tuân thủ đúng lối nấu phở Bắc.
Với thâm niên hơn 80 năm, cháo Tiều cô Út là địa chỉ quen thuộc của nhiều thực khách ở TPHCM. Ở đây, cháo được chế biến theo phong cách người Tiều với các topping ăn kèm như xương heo, lòng, trứng, thịt viên… Đặc biệt, cháo của quán được nấu từ nước hầm xương nguyên chất và được chế biến riêng từng bát sau khi khách gọi món.
Cháo tiều Cô Út có mặt tại Sài Gòn từ năm 1942. Cháo tiều còn được biết đến công dụng là món ăn giải cảm vì có nhiều hành và tiêu.
Tùy theo món thực khách gọi, người nấu sẽ cho các thành phần như phèo, tim, gan, cật, mực… vào một nồi nhỏ rồi nấu sôi cùng một ít cháo trắng, khuấy đều cho đến khi chín hẳn, cháo nhừ rồi mới đổ ra tô. Chính cách nấu độc đáo này tạo nên một hương vị đặc trưng mà hiếm món cháo nào ở Sài Gòn có được.
Cháo tại đây được chế biến theo phong cách người Tiều (gốc Triều Châu, Trung Quốc). Có nhiều món ăn kèm cùng cháo như xương heo, lòng, trứng, thịt viên… thực khách có thể tuỳ ý lựa chọn.
Quán chè Hiển Khánh tại số 718 Nguyễn Đình Chiểu gây ấn tượng ban đầu đối với thực khách là phông chữ của biển tên quán đầy nét hoài cổ. Dòng chữ “Hiển Khánh” được vẽ tay, dễ gợi nhắc kỷ niệm của một thời. Chè Hiển Khánh là một tiệm chè rất nổi tiếng tại Sài Gòn suốt 60 năm qua.
Bà Nguyệt Minh cho biết “Hiển Khánh” vốn là tên một ngôi làng ở Nam Định, quê hương của 2 ông Nguyễn Quý Quyền và Trần Nghệ, những chủ nhân đầu tiên của tiệm. Vào miền Nam, tiệm chè mang tên làng, đó chính là cách chủ quán muốn nhắc nhở về cội nguồn, cũng như gửi gắm bao nỗi nhớ nhung. Lúc mới mở, quán chỉ bán 2 loại chè là thạch trắng với đậu xanh, sau này mới thêm nhiều món.
Các thành phần ăn kèm trong chén chè đều được quán làm, vị ngọt của chè tương đối, thanh nhẹ.
Quán được nhiều trang mạng, báo chí quốc tế tìm đến để giới thiệu.
Nằm gần ngã tư Trương Định – Lý Tự Trọng (Quận 1), quán Hủ tíu mì thập cẩm với hình ảnh bày trí bình dân.
Theo người phục vụ thì “hủ tíu dai được nấu bằng cọng hủ tíu, còn
Quán nằm trên đường Kỳ Đồng (quận 3) rẽ vào hẻm số 14, cách đầu hẻm hơn 100m sẽ thấy tấm biển “Phở miến gà Kỳ Đồng” gắn trên tường. Khu chế biến của quán nằm ngay cạnh cửa vào, không gian mở nên khách hàng có thể nhìn thấy và yên tâm hơn về chất lượng đồ ăn. Khu này chia ra hai bên, một là bếp chính chế biến phở, chặt gà, lọc gà, …
Quán sử dụng 100% gà ta để làm phở. Thịt tươi ngon, chắc, ăn rất ngọt không hề bị bở. Phần da gà vàng bóng, bắt mắt, nhai một miếng mà giòn sần sật, chấm thêm muối tiêu lại càng ngon.
Thực đơn của quán khá phong phú với nhiều món mì, bún, miến, hủ tiếu gà, gỏi gà, tràng trứng…
Sợi miến trong ảnh mềm dai mùi rất thơm và ăn không hề nhão.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/nhung-quan-an-nuc-tieng-hon-nua-the-ky-o-sai-gon-2023053009330487.chn” name=””]