( Yeni ) – Chỉ cần dùng một chiếc khăn trùm lên trên quạt, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích bất ngờ.
Thời tiết ngày càng nóng, những chiếc quạt điện bắt đầu hoạt động hết công suất để giải nhiệt. Tuy nhiên, nhiều khi quạt cũng không đáp ứng đủ nhu cầu làm mát. Trong khi đó, sử dụng điều hòa lại khá tốn kém.
Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ trùm khăn lên quạt.
Đầu tiên, hãy chuẩn bị một chiếc khăn. Thả khăn vào thau nước có pha một chút dầu gió và nước vệ sinh. Ngâm khăn khoảng 2 phút rồi vắt khô và cho vào túi nilon buộc kín.
Cho túi nilon đựng khăn vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 20 phút. Khi khăn đông lại thì lấy ra.
Đắp khăn lên trên lồng quạt.
Sau đó, bạn chỉ cần bật quạt lên là xong.
Với cách này, bạn sẽ thấy gió thổi ra mát hơn nhiều, không tốn kém đầu tư, giúp bạn tiết kiệm tiền điện so với khi sử dụng điều hòa hay quạt điều hòa. Ngoài ra, mùi hương từ dầu gió và nước vệ sinh sẽ giúp đuổi muỗi hiệu quả.
Một số cách khác giúp làm mát nhà vào mùa hè
Đóng cửa vào ban ngày, mở cửa khi trời tối
Để làm mát nhà, bạn cần hạn chế không khí nóng từ bên ngoài tràn vào. Muốn vậy, bạn cần phải đóng kín cửa vào ban ngày. Khi nắng lên, hãy đóng cửa sổ, kéo kín rèm để hạn chế nắng chiếu vào làm nóng căn phòng.
Đến khi trời tối, năng tắt, nhiệt độ ngoài trời bắt đầu hạ thì bạn nên mở cửa để tăng cường trao đổi không khí, giúp nhà mát mẻ, dễ chịu hơn.
Lắp rèm ở hướng nắng rọi trực tiếp
Nếu nắng rọi trực tiếp vào cửa sổ hay ban công, bạn nên lắp rèm ở những khu vực đó và kéo kín rèm khi trời bắt đầu nắng. Nên chọn rèm màu sáng để tránh hấp thụ nhiệt. Ngoài ra, sử dụng rèm bằng tre cũng giúp tránh nắng, chống nóng hiệu quả và lại rất thân thiện với môi trường.
Đặt một chậu đá trước quạt
Để làm mát nhanh hơn mà không cần dùng đến điều hòa, bạn có thể đặt một chậu đá hoặc chậu nước lạnh ngay phía trước quạt điện. Gió kết hợp với hơi nước sẽ giúp bạn cảm thấy mát hơn.
Sinh hoạt ở những tầng thấp
Vào những ngày trời nóng, ở tầng thấp sẽ mát hơn các tầng cao. Các tầng ở trên cao dễ bị nóng bức do ít che chắn. Ngoài ra, không khí nóng bay lên cũng tạo cảm giác nóng hơn.
Điều chỉnh đèn và các thiết bị điện
Đèn và các thiết bị điện khi hoạt động đều tạo ra nhiệt lượng. Vì vậy, nếu muốn làm mát nhà, bạn nên chú ý đến việc tắt bớt đèn khi không cần thiết; tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Thay thế các loại bóng đèn sợi đốt bằng đèn LED, đèn compact cũng giúp giảm nhiệt lượng tỏa ra.
Tính toán kỹ khi nấu nướng
Nhiệt lượng và mùi thức ăn tỏa ra trong quá trình nấu có thể khiến căn nhà trở nên bí bách, nóng bức hơn, đặc biệt là với những căn nhà có diện tích nhỏ.
Do đó, bạn cần phải tính toán để tiết kiệm thời gian nấu nướng. Hãy chuẩn bị hết các nguyên liệu, sơ chế sẵn và để nấu một lượt là xong. Nên tính xem nấu món gì trước, món gì sau để giảm thời gian sử dụng bếp. Như vậy thời gian “hun” nóng nhà sẽ ít hơn. Khi nấu nên mở cửa sổ để nhiệt lượng giảm đi và không bị ám mùi thức ăn trong nhà.
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/lay-khan-trum-len-quat-dien-ai-cung-cuoi-nhung-loi-ich-rat-tuyet-chi-nguoi-thong-minh-moi-biet.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/lay-khan-trum-len-quat-dien-ai-cung-cuoi-nhung-loi-ich-rat-tuyet-chi-nguoi-thong-minh-moi-biet-d321137.html” name=”Khoevadep”]