Dưới đây là một số sai lầm khi rửa bát, bạn nên sửa càng sớm càng tốt để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ, gây hại cho sức khỏe.
Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, nên con người giờ đây không còn chỉ mong được ăn no mà còn phải ăn ngon, đa dạng bữa ăn. Tuy nhiên, sau mỗi bữa ăn ngon, nhìn đống bát đũa, xoong nồi chất đống chắc hẳn ai cũng ngán ngẩm, thậm chí có người còn không biết làm thế nào để làm sạch chúng kỹ lưỡng.
Dưới đây là một số sai lầm khi rửa bát, bạn nên sửa càng sớm càng tốt để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ, gây hại cho sức khỏe:
1. Ngâm một lúc rồi mới rửa
“Căng da bụng, chùng da mắt”, nhiều người sau khi ăn no xong thì buồn ngủ nên làm biếng đi ngủ trước, ngâm bát vào chậu rồi tí nữa ngủ dậy thì rửa sau. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo cơ hội cho thức ăn và các vết dầu mỡ lên men, lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn bám vào bát đũa, bề mặt đũa khó được rửa sạch hoàn toàn.
Vì vậy sau bữa ăn, mọi người nên rửa bát đũa càng sớm càng tốt, một phần để nhà cửa được gọn gàng, một phần để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân trong gia đình. Hơn nữa, đứng rửa bát được coi như một bài tập hỗ trợ tiêu hóa sau khi ăn đấy.
Ngâm bát một lúc rồi mới rửa là một thói quen sai lầm. (Ảnh minh họa)
2. Rửa tất cả các loại bát cùng nhau
Bát, đĩa, đũa mà mọi người sử dụng mỗi khi ăn đều bị bẩn ở các mức độ khác nhau. Có những loại bám nhiều dầu mỡ hơn thì dễ sinh vi khuẩn hơn. Cho nên, tốt hơn hết, khi rửa bát bạn nên tách bát sạch hơn và bát bám nhiều dầu ra, bát ít dầu hơn thì rửa trước, bát nhiều dầu mỡ hơn thì rửa sau, để tránh nhiễm khuẩn chéo, tạo thêm không gian cho vi khuẩn sinh sôi.
3. Dùng quá nhiều nước rửa bát
Nước rửa bát có chức năng khử trùng mạnh mẽ, luôn là trợ thủ đắc lực trong công việc bếp núc. Tuy nhiên, nước rửa bát sẽ chuyển thành bọt trơn khi tiếp xúc với nước.
Nếu lượng nước rửa bát quá nhiều sẽ dễ đọng lại trên bát đũa, xoong nồi cũng như dụng cụ nhà bếp khác. Một khi dùng những dụng cụ này để đựng thức ăn, nấu ăn thì thức ăn có thể sẽ bám lượng nước rửa bát còn dư dính trên đó. Một khi các hoạt chất này đi vào trong cơ thể, nó sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, cản trở quá trình trao đổi chất, thậm chí dễ gây tiêu chảy.
Cho nên khi rửa bát, bạn nên xả lại với nước sạch nhiều lần. Hoặc, bạn có thể dùng nước nóng, những loại nước rửa bát tự chế từ thiên nhiên để thay cho nước rửa bát thông thường.
Bạn không nên dùng quá nhiều nước rửa bát khi rửa bát để tránh lãng phí cũng như gây hại cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
4. Cất bát đũa vào chỗ kín sau khi rửa
Nhiều người cất bát đũa mới rửa xong vào ngăn tủ để tránh bụi bẩn bám vào, nhưng môi trường kín gió, ẩm ướt dễ sinh vi khuẩn, ẩm mốc. Hơn nữa, trong tủ bát sẽ có một số bát lâu không sử dụng cũng như lâu không được vệ sinh, nếu xếp bát mới rửa cùng với chúng thì vi khuẩn, mùi cũ rất dễ bám vào. Do đó, sau khi rửa bát, bạn nên đặt bát đũa, dụng cụ nấu ăn ở nơi khô thoáng để giảm sự phát triển của vi khuẩn.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/rua-bat-the-nay-chang-khac-gi-nuoi-vi-khuan-bo-ngay-neu-khong-muon-ruoc-benh-vao-nguoi-c59a6859.html” alt_src=”https://eva.vn/tu-van-nha-cua/rua-bat-the-nay-chang-khac-gi-nuoi-vi-khuan-bo-ngay-neu-khong-muon-ruoc-benh-vao-nguoi-c172a523762.html” name=””]