Được xây dựng vào thế kỷ thứ năm, pháo đài Sigiriya hay còn gọi là “Sư Thành” của Sri Lanka đã thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ học người Anh vào những năm 1800.
Nằm trên một phiến đá nhô ra đáng kể trong những khu rừng ở trung tâm Sri Lanka, Sigiriya vẫn hiện ra hùng vĩ như khi nó được xây dựng lần đầu bởi một vị vua tàn bạo khét tiếng hồi thế kỷ thứ năm sau Công nguyên. Còn có tên gọi là pháo đài sư tử, Sigiriya (được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1982) được tiếp cận bằng lối đi cắt vào mặt đá giữa một đôi chân sư tử khổng lồ.
Theo thời gian, pháo đài sau đó đã bị rừng cây nuốt chửng, đường vào chỉ còn quen thuộc với dân làng địa phương. Tuy nhiên những người ở bên ngoài vẫn biết đến tên tuổi pháo đài nhờ những văn bản Phật giáo cổ xưa. Các nhà sử học người Anh đã tìm theo tung tích Sigiriya từ những văn bản lịch sử, và khám phá lại những công trình kiến trúc, những bức bích họa và toàn bộ pháo đài này vào thế kỷ 19.
Sử thi Mahavamsa của Sri Lanka kể về hoàng tử Vijaya, cháu của một con sư tử – loài vật vốn được văn hóa Sri Lanka cho là tổ tiên của dòng dõi hoàng gia. Hoàng tử đã du hành khắp đất Sri Lanka và cưới công chúa Kuveni. Từ họ, người Sinhalese (có nghĩa là “thuộc về sư tử”) ra đời. Tấm ảnh trên cho thấy phần còn lại của Cổng Vuốt Sư Tử tại Sigiriya – Ảnh SUPERSTOCK/AGE FOTOSTOCK.
Sigiriya được xây dựng bởi vị vua Kashyapa I ở thế kỷ thứ năm, người trị vì triều đại Sinhalese bản địa – Moriya. Pháo đài hùng vĩ từng là thủ đô của vương quốc Sinhalese cho đến khi Kashyapa bị đánh bại vào năm 495 sau Công nguyên.
Sau Kashyapa, các triều đại khác đã liên tục thay đổi, thăng trầm theo thời gian và vận mệnh của họ được định hình bởi các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ cũng như xung đột giữa người Sinhalese bản địa và quân xâm lược từ Ấn Độ.
Đã có nhiều thành phố khác giữ vị trí thủ đô sau Sigiriya, chẳng hạn như Polonnaruwa. Tuy nhiên, đến thế kỷ 12, quyền kiểm soát tổng thể của Sri Lanka dần dần suy yếu. Quyền lực của Sinhalese rút dần về phía tây nam của hòn đảo, bỏ lại vùng Rajarata, và các trung tâm hành chính cũ, bao gồm cả Sigiriya, theo đó nó cũng không còn được sử dụng.
Vị thế của Sri Lanka ở Ấn Độ Dương khiến nước này dễ bị tổn thương bởi những người Châu Âu đang tìm cách mở rộng quyền kiểm soát của họ trong khu vực. Vào giữa những năm 1500, người Bồ Đào Nha đã triệt để khai thác căng thẳng triều đại trong giới tinh hoa cầm quyền của Sri Lanka và kiểm soát phần lớn hòn đảo.
Kiến trúc Sư Thành kết hợp hài hòa giữa sắc đẹp và công dụng, thể hiện rõ ở những khu vườn hoàng gia của pháo đài – Ảnh Dea/Age Fotostock.
Một thế kỷ sau, người Hà Lan đã thay thế người Bồ Đào Nha làm chủ thuộc địa, và họ lần lượt bị người Anh thay thế vào cuối những năm 1700. Đến năm 1815, Vương quốc Kandy, quốc gia bản địa độc lập cuối cùng trên đảo, trở thành một phần của Đế quốc Anh.
Sự cai trị của đế quốc Anh đã đưa George Turnour – một nhà quý tộc, học giả và nhà sử học đầy nhiệt huyết – tới vùng đất giàu lịch sử. Turnour đã làm việc với một nhà sư Phật giáo để dịch một biên niên sử cổ từ thế kỷ thứ năm – Mahavamsa, từ tiếng Pali của Sri Lanka sang tiếng Anh. Dựa trên văn bản này và các văn bản khác, ông đã xác định được hai thủ đô cổ đại: Anuradhapura và Polonnaruwa.
Turnour cũng nghiên cứu một biên niên sử sau này của lịch sử Sri Lanka – Culavamsa, kể về câu chuyện của Vua Kashyapa. Vào cuối thế kỷ thứ năm, hoàng tử Sinhalese này đã xuống tay hạ sát cha mình là Vua Dhatusena và chiếm đoạt ngai vàng. Lo sợ bị anh trai của mình trả thù, ông đã xây dựng pháo đài Sigiriya – nhưng có vẻ như điều này hoàn toàn vô ích: Anh trai của ông sau khi chạy sang Ấn Độ đã quay trở lại, đánh bại Kashyapa, và Sigiriya mất đi tư cách thủ đô trong thời gian ngắn.
Khu vườn hoàng gia nằm tại quảng trường phía Tây lại nắm giữ sự trái ngược, giữa những đường thẳng của thiết kế và đường cong của thiên nhiên – Ảnh Rober Harding/Age Fotostock.
Năm 1827, một sĩ quan người Scotland, Jonathan Forbes, trở thành bạn với Turnour, sau khi nghe câu chuyện về Kashyapa và cung điện, ông đã quyết định đi tìm nó. Năm 1831, ông khởi hành đến nơi người dân địa phương nói với ông rằng ông sẽ tìm thấy tàn tích của một thành phố cổ.
Hồi ký của ông mô tả “tàn tích này nằm trong một khu rừng rộng xa của đồng bằng xung quanh. Khi đến gần, có thể thấy các bệ và phòng trưng bày được chạm khắc vào đá. Hai người trong nhóm của chúng tôi đã cố gắng khai mở một số con đường, nhưng đá bị bật ra và rơi vào giữa những tán cây ở độ sâu lớn bên dưới“. Và vì không chắc liệu mình có tìm thấy Sigiriya được đề cập trong các văn bản Phật giáo hay không, Forbes đã từ bỏ chuyến thám hiểm.
Trên tường Sư Thành, hình ảnh những thiếu nữ đẹp tuyệt trần đang nhảy múa và mang lễ vật trên vai – Ảnh José Raga/Age Fotostock (trái) và Philippe Michel/Age Fotostock (phải).
Những người leo núi người Anh cuối cùng đã thực sự khám phá ra nơi này năm 1851 bởi nhiệm vụ khảo sát của Harry CP Bell. Cuộc khảo sát của ông vào cuối thế kỷ 19 đã hình thành cơ sở cho tất cả các nghiên cứu kể từ đó.
Bell đã tỉ mỉ xác định cách bố trí của thành phố Kashyapa cũng như chi tiết chạm khắc tuyệt đẹp trên bàn chân sư tử ở lối vào, điều mà Forbes không thể nhìn thấy.
Ngoài những khu vườn nước công phu dưới chân tảng đá, cuộc khảo sát của Bell còn thu hút sự chú ý vào các phòng trưng bày trên mặt đá. Chúng được trang trí bằng những bức tranh treo tường tinh tế đã trở thành một trong những đồ vật được đánh giá cao nhất trong di sản nghệ thuật của Sri Lanka.
Nguồn: NationalGeographic
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/su-thanh-cong-trinh-co-dai-an-giua-nui-rung-sri-lanka-20221020181049489.chn” name=””]