Theo các chuyên gia, mặc quần áo mới mà không giặt sạch có thể dẫn đến các vấn đề về da.
Các hóa chất có hại thường được sử dụng trong quá trình sản xuất
Bạn có thể nghĩ rằng quần áo mới sẽ an toàn nếu chúng trông không dính bẩn, nhưng thực sự chúng có thể gây hại cho da.
Lee W. Johnson – người sáng lập một công ty quần áo tại Mỹ giải thích rằng hầu hết các nhà máy sản xuất hàng may mặc đều nằm trong các khu công nghiệp đô thị tập trung đông người, nhiều xe tải và không khí kém trong lành sẽ dễ bám vào vải.
Ông Lee nói thêm: “Rất nhiều chất ô nhiễm công nghiệp trong không khí đang bay xung quanh và chúng có khả năng lắng đọng trong khi quần áo được sản xuất. Vào thời điểm quần áo đến tay bạn, chúng có thể trông ổn nhưng có rất nhiều thứ nằm trên chúng mà bạn có thể không nhìn thấy”.
Ngay cả khi một nhà máy có lưu thông không khí tốt hơn, các hóa chất được sử dụng trong quá trình nhuộm màu cũng có thể gây nguy hiểm. Ông Lee chỉ ra một số chất độc hại trong công nghệ may mặc như:
– Chì, một thành phần khá phổ biến trong nhiều chất nhuộm màu sáng.
– Formaldehyde, một chất gây ung thư được biết đến thường được sử dụng trong quần áo để chống nhăn
– PFCs, chất chống thấm nước gốc fluorocarbon.
– Thuốc nhuộm phân tán AZO, loại thuốc nhuộm tổng hợp gây ung thư, dễ được da hấp thụ và có liên quan đến viêm da tiếp xúc.
Ngoài ra, tiến sĩ Azadeh Shirazi – bác sĩ da liễu Mỹ cũng cảnh báo người tiêu dùng nên cảnh giác với quinoline, chất có thể xuất hiện ở mức độ cao, đặc biệt là trong polyester, không chỉ có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng mà còn có khả năng tăng nguy cơ ung thư.
Cách những chất độc này ảnh hưởng đến làn da của bạn
Tiến sĩ Azadeh Shirazi cho biết những bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng, phát ban đỏ, ngứa do tiếp xúc trực tiếp với những chất có trong quần áo, rằng mồ hôi và ma sát từ quần áo bó sát, chẳng hạn như đồ tập thể thao có thể góp phần giải phóng thuốc nhuộm và hóa chất có khả năng gây kích ứng hoặc sinh dị ứng vào da của người mặc.
Tiến sĩ Azadeh Shirazi lưu ý rằng: ”Dù chúng không thể nhìn thấy, nhưng nó đủ để khiến bạn phát ban. Đôi khi bạn thậm chí không hiểu được lý do vì bạn chỉ thấy ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ mà không phát ban”.
Shirazi chia sẻ thêm viêm da tiếp xúc dị ứng cũng có thể biểu hiện dưới dạng tăng sắc tố, có xu hướng nhận thấy triệu chứng này ở nách, vùng bẹn, cạp quần hoặc dưới ngực.
Nếu bạn có phản ứng với những hóa chất này, bạn có thể không thấy các dấu hiệu ngay lập tức. Bởi vì, theo Shirazi, các triệu chứng “thường là một phản ứng chậm chạp, vì vậy bạn không nhận thấy nó vào ngày đầu tiên khi bạn mặc quần áo mới. Nó thường xuất hiện vài ngày sau khi tiếp xúc và thực sự có thể kéo dài hàng tuần”.
Cách tốt nhất để giặt quần áo mới
Johnson gợi ý bạn “hãy lật quần áo mới từ trong ra ngoài, giặt với nước lạnh để giữ màu và sấy khô ít để loại bỏ tất cả muội than và độc tố vô hình có thể bám trên bề mặt khi chúng tiếp xúc với môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất.
Nếu đồ mỏng manh hoặc bạn lo lắng về việc làm hỏng chúng trước khi mặc, bạn có thể giặt tay, theo Shirazi: “Giặt tay với một chút bột giặt là có thể loại bỏ một số hóa chất và thuốc nhuộm và những chất độc ra khỏi quần áo trước khi để nó tiếp xúc với da của bạn”.
Thu Vân (theo HP)
[yeni-source src=”” alt_src=”https://www.phunuonline.com.vn/vi-sao-nen-giat-quan-ao-moi-truoc-khi-mac-a1462037.html” name=””]