( Yeni ) – Bạn có bao giờ thắc mắc lý do vì sao móng tay mọc dài nhanh hơn móng chân? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau:
Bàn chân lưu thông kém hơn
Các tế bào trong cơ thể chúng ta cần năng lượng, chất dinh dưỡng vàvlưu thông máu để phát triển. Những yếu tố này có thể là lý do chính khiến chúng phát triển chậm.
Móng tay và móng chân đều là một phần của cơ thể nhưngchúng được đối xử khác nhau. Bàn tay không phải mang giày, tất nên chúng thoáng hơn và lưu thông máu tốt hơn.
Một lý do khác là bàn tay ở gần tim hơn, nên lượng máu xuống bàn chân sẽ ít hơn so với bàn tay.
Điều này có nghĩa là chúng nhận được ít oxy hơn để sản xuất các tế bào mới. Và kết quả là móng chân của chúng ta chậm phát triển.
Đó có thể là lời giải thích tại sao móng chân mọc chậm hơn vào mùa đông, vì trời càng lạnh thì máu lưu thông càng chậm hơn.
Móng chân nhận được ít chất dinh dưỡng hơn
Nhiềungười trong chúng ta có thể nhận thấy rằng khi chúng ta tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh thì móng tay và tóc sẽ phát triển nhanh hơn. Nhưng vì lưu thông máu ở bàn chân kém hơn nên móng chân sẽ nhận được ít chất dinh dưỡng hơn.
Do đó, nếu thông thường móng tay của chúng ta trung bình dài ra 3,47 mm/tháng thì móng châ chỉ dài ra khoảng 1,62 mm/tháng.
Móng chân ít bị tổn thương hơn
Một lời giải thích nữa là móng chân ít bị tổn thương hơn so với móng tay. Khi móng tay bị tổn thương do va đập hay quá trình làm móng, quá trìnhphục hồi sẽbắt đầu tập trung cao cho những tế bào bị tổn thương.
Những tổn thương nhỏ thường xảy ra ở móng tay nhiều hơn móng chân. Quá trình phục hồi cũng ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của móng.
Thông tin thú vị về móng tay không phải ai cũng biết
Khi nói đến tốc độ phát triển của móng tay, cần chú ý đến việc bạn bao nhiêu tuổi và đang muốn nói đến ngón tay nào trên bàn tay của mình.
Chẳng hạn, ngón giữa, thường sẽ phát triển nhanh hơn các ngón khác. Tốc độ trung bình cho hầu hết người trưởng thành là 0,1mm/ngày.
Ngoài ra, khi là một đứa trẻ, móng tay của bạn phát triển nhanh hơn nhiều lúc trưởng thành, có thể phát triển nhanh hơn 50%. Đó có thể là lý giải cho tình trạng rất nhiều trẻ em có thói quen cắn móng tay nếu chúng không thường xuyên cắt móng tay của mình.
Về các đặc tính vật lý của móng tay, chúng được tạo thành từ một loại protein đặc biệt gọi là keratin – chất có sẵn trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm thịt, trứng, đậu, các loại hạt, thịt gà, thịt lợn và cá. Nếu không có loại protein này, cơ thể sẽ thiếu hụt dưỡng chất cần thiết, và chúng ta sẽ thấy móng tay phát triển cực kỳ chậm. Tuy nhiên, đây chỉ là một nửa câu chuyện…
Ngoài keratin, chất tạo nên cấu trúc vật lý của móng tay, bạn còn cần biotin để làm cho móng tay cứng cáp. Nếu không, chúng sẽ liên tục gãy hoặc sứt mẻ. Biotin thường được cho là chất thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của móng tay, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó không phải sự thật. Vì đơn giản, biotin chỉ giúp móng tay không bị giòn và dễ gãy. Về chi tiết, biotin còn được gọi là vitamin B7, một thành phần trong vitamin tổng hợp và một sự bổ sung cần thiết cho chế độ ăn uống.
Biotin rất phổ biến trong chế độ ăn uống, có mặt trong lòng đỏ trứng, các loại hạt, đậu, nấm và súp lơ. Nếu không có biotin, cơ thể không thể chuyển hóa chất sừng để tạo thành móng tay, và cung cấp một “cơ sở nền tảng” cho phép móng tay phát triển – tất nhiên còn phụ thuộc việc bạn muốn móng tay của mình dài đến đâu.
[yeni-source src=”http://www.khoevadep.com.vn/vi-sao-mong-tay-thuong-moc-dai-nhanh-hon-mong-chan-gap-nhieu-lan-search/?id=307900″ alt_src=”” name=”Khoevadep”]