Bật bình nóng lạnh suốt cả ngày, ngắt điện một số thiết bị điện khi không sử dụng,… là những thói quen phản khoa học.
Đôi khi những thói quen hàng ngày của nhiều người tưởng chừng có thể giảm lượng điện năng tiêu thụ trong gia đình, nhưng thực tế lại càng khiến tiền điện tăng nhanh, thậm chí giảm tuổi thọ các thiết bị điện hay gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Bật bình nóng lạnh suốt cả ngày, ngắt điện một số thiết bị điện khi không sử dụng,…và còn nhiều thói quen phản khoa học khác bạn cần tránh ngay để tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn cho gia đình mình.
Bình nước nóng luôn mở
Mọi người đều biết, bình nước nóng là thiết bị ngốn điện nhất vì công suất của chúng tương đối lớn. Bình nước nóng sau khi đạt đủ nhiệt độ nóng sẽ tự ngắt, nên nhiều người không hề có thói quen tắt thiết bị này mà để chúng chạy liên tục. Nhưng chính điêu này sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng của bạn, bởi nhiều trường hợp bình nước nóng lâu ngày bị rò rỉ điện gây giật. Ngoài ra, việc làm này khiến cho hóa đơn tiền điện của nhà bạn tăng cao vút.
Tắt mở điều hòa nhiệt độ liên tục
Nhiều người thường có thói quen bật điều hòa được một lúc thấy lạnh thì lại tắt đi tới khi nào nóng thì lại bật lên. Nhưng điều này lại gây tốn điện và làm giảm tuổi thọ của điều hòa. Chính vì vậy, nếu bạn muốn tiết kiệm điện năng cho gia đình mình bạn nên bật điều hòa và điều chỉnh ở nhiệt độ 27-28 độ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 – 7% điện năng. Rút các thiết bị điện tử khi không sử dụng là một trong những cách tiết kiệm điện. Không nên đặt máy ở gần tường, như vậy sẽ tiêu phí từ 20 – 25% điện năng.
Rút nguồn các thiết bị điện tử khi không sử dụng
Rất nhiều gia đình có thói quen không rút các thiết bị điện tử ra sau khi sử dụng. Theo thống kê, rất nhiều thiết bị điện tử như máy tính, TV, dàn âm thanh,… vẫn sử dụng điện năng ngay cả khi đã tắt ở nút điều khiển. Dù mức tiêu thụ điện năng ở chế độ này không quá cao, nhưng hãy tính đến việc chúng tiêu tốn của bạn 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần trong suốt một thời gian dài.
Chính vì vậy, để hạn chế sự lãng phí này bạn hãy rút nguồn tất cả các thiết bị mà bạn không còn sử dụng, bao gồm cả những đồ vật mà chúng ta ít để ý tới như laptop, smartphone, iPad, quạt điện tử, lò vi sóng… trong nhà.
Đặt đồ ăn còn nóng vào tủ lạnh
Thói quen của nhiều bà nội trợ là thường đặt các món ăn thừa còn nóng vào tủ lạnh sau khi ăn. Tuy nhiên, tủ lạnh là một thiết bị làm mát, và các món ăn nóng được đưa vào tủ lạnh, sẽ khiến hệ thống làm lạnh sẽ quay rất nhanh, và điện sẽ tăng lên trong giai đoạn này. Chính vì vậy, bạn nên tập thói quen kiên nhẫn chờ cho thực phẩm nguội mới cho vào tủ lạnh.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/hoa-don-tien-dien-tang-gap-doi-kiem-tra-ngay-xem-trong-nha-co-pham-phai-sai-lam-nay-khong-d274150.html” alt_src=”” name=””]