Truyện cổ tích Việt Nam
Quận gió
Ngày xưa vào đời vua Lê Thánh Tông ở kinh thành Thăng long có một tay đại bợm. Hắn đã định tâm lấy của ai là thế nào cũng có kết quả. Hắn từng làm cho bọn quan lại và bọn trọc phú mất ăn mất ngủ.
Đã nhiều lần các quan Phủ-doãn cho dò bắt nhưng hắn ẩn hiện như thần không tài nào tóm được. Vì hành tích của hắn nhanh như gió chỗ nào cũng vào lọt nên người ta gọi là Quận Gió.
Một hôm vào dịp gần Tết, nhà vua ăn mặc giả làm một người học trò nghèo đi dạo phía ngoài kinh thành để xem xét dân sự. Tình cờ vua đến gõ cửa nhà Quận Gió. Vua làm bộ túng bấn nói:
– Tôi ngồi dạy học ở phường Đồng-xuân, năm hết Tết đến được ít tiền về quê, chẳng may bị kẻ trộm lấy mất hết cả, nay xin cho trú chân một đêm mai lại đi.
Quận Gió thấy khách nói thế liền đáp:
– Tôi sẽ vì ông mà giúp đỡ ít nhiều để làm tiền ăn đường.
Vua thấy nhà y cột xiêu vách nát, hỏi:
– Nhà ông tôi coi bộ cũng không giàu có gì, làm sao mà giúp tôi được.
– Chả giấu gì ông tôi vốn là Quận Gió đây, nghe nói ông gặp vận đen, tôi rất thương tình, vậy để đêm nay tôi cố thu xếp cho ông một món.
Nói rồi rượu mời khách uống và nói thêm:
– Tôi chỉ lấy của nhà giàu giúp người nghèo thôi, mà phải là của bất nghĩa tôi mới lấy, còn như những người làm ăn lương thiện tôi không bao giờ động đến. Bây giờ ông thử xét xem có nhà nào giàu mà gian ác bất lương cứ cho tôi biết, tôi sẽ vì ông giúp đỡ. Lấy của chúng nó không có tội vạ gì hết.
Vua nghĩ một lát nói:
– Có nhà ông Bá Vân ở phía Đông thành đấy, hắn có cửa hàng buôn bán giàu to, giàu có cự vạn.
Quận Gió đáp:
– Nhà ấy cho vay một lớp vốn năm bảy lớp lãi, lấy được. Nhưng ta cứ nuôi cho béo rồi sẽ lấy sau.
Vua lời nói:
– Tôi thấy nhà ông gì gần đây ruộng sâu trâu nái, nhà ngói tường dắc, coi chừng thế nào?
Ảnh minh họa.
– Không được! Nhà ấy trần lực làm ăn, trời chưa sáng đã dậy ra đồng, mặt trời lặn mới về thổi cơm, cần cù như thế, không nên lấy. Thôi! Có anh quan coi kho kia hay ăn bớt của công. Hôm nay nhân thể tôi đi lấy cho.
– Thực thế à?
– Tôi đã tra xét kỹ. Hắn lấy của công mỗi ngay một ít, đưa về quê tậu vườn tậu ruộng có đến hàng trăm mẫu.
Vua tò mò muốn biết xem tài nghệ của Quận Gió bèn đi theo, Quận Gió trước ngần ngại nhưng sau cũng bằng lòng, và bảo:
– Trước khi lấy, tôi sẽ cho ông thấy đủ tang chứng là của phi nghĩa, nhưng ông phải giữ cho thật im lặng mới được.
Đoạn bảo thầy đồ giả nai nịt gọn ghẽ rồi cả hai cùng ra đi trong đêm khuya. Đến nhà viên coi kho, Quận Gió bảo vua đứng chờ ở bụi, rồi cắt giậu tìm cách mở cửa vào nhà. Sau đó, chàng dắt vua vào buồng mở hòm lấy ra năm nén bạc đưa cho vua xem và nói:
– “Đây là bạc hắn mới trộm của kho về để riêng chưa dùng đến. Thôi ông cầm lấy về quê ngày đi mà ăn Tết, đừng có la cà đâu để chúng bắt được. Tôi sẽ tìm cách làm cho hắn không biết là đêm nay có trộm”.
Vua nhìn thấy trên mỗi nén bạc có mấy chữ “ngự khố bạch kim”, tin lời Quận Gió là đúng và thầm khen hắn có tài. Vua đi luôn về cung, giấu bạc dưới chân thành. Sáng hôm sau là ngày nguyên đán, trăm quan vào chầu chúc vua muôn tuổi. Vua cho gọi chủ kho đến hỏi:
– Nhà ngươi đêm qua mất trộm phải không?
Thấy hắn không đáp, vua lập tức sai viên Trung sứ đến dưới chân thành lấy năm nén bạc về. Vua đưa cho hắn xem, hắn cứng lưỡi không trả lời được, đành cúi đầu nhận tội.
Quận Gió sau đó được vua vời vào cung ban cho hiệu là ăn trộm quân tử” và ban thưởng rất hậu.
Miếng trầu kỳ diệu
Ngày xưa, có một anh học trò tầm thường tên là Hồ Sinh. Gia tư của hắn cũng không lấy gì làm thiếu thốn, nhưng ngày đêm, hắn chỉ những mong muốn một chút danh phận. Vì thế, khi nghe nói ở huyện có khuyết chân thơ lại là hắn vội bán ruộng, cố đi lo lót cho được. Sau mấy phen chạy vạy không xong, hắn sực nhớ đến một người bạn học cũ có người thân quen biết với cụ Thượng, bèn tìm đến nhờ vả.
Người bạn của Hồ Sinh khi nghe hắn bày tỏ ý mình vội bảo:
– Người ta có câu: “Con trong lừ rưng rưng nước mắt, con ngoài lừ ngút ngoắt muốn vô”. Sao bác không giữ ruộng lại để cày cấy làm ăn, có hơn là phải quỵ lụy để mua mấy cái lo vào người cho khổ?
Nhưng sau mấy lần khuyên dỗ, vẫn thấy nét mặt bạn quả quyết quá, mới giới thiệu hắn với một người bạn khác của mình, và nói:
– Người quen của tôi chả có thế lực gì đâu. Sẵn có quen một nhà đạo sĩ trên núi Ba Vì, ông ấy quen biết rất nhiều vị quyền cao chức trọng có thể hơn cả cụ Thượng nữa. Ông ấy có cách làm cho bác nên công danh. Để tôi viết mấy chữ, ông ấy sẽ vì tôi mà giúp bác hết sức.
Hồ Sinh cầm thư của bạn tìm đường lên núi Ba Vì. Hắn hỏi thăm mãi, quả đến một cái hang có một phiến đá lớn lấp kín. Theo lời dặn, hắn kêu to:
– Có phải đây là hang đạo sĩ không? Nếu phải, xin mở cửa cho tôi vào gặp.
Tự nhiên hòn đá xoay ra mở một lối cho hắn vào. Phía trong rất im lặng nhưng sáng sủa. Hắn bước quá chừng chục bước đã thấy vị đạo sĩ đang nằm trên một cái chõng, miệng nhai trầu, mắt lim dim nghỉ ngơi.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó có một cái chõng khác, trên có một cơi trầu chỉ còn hai miếng. Tuy có khách mà đạo sĩ cũng không ngồi dậy, chỉ với tay cầm lấy thư đọc, miệng vẫn nhai trầu bỏm bẻm. Một lát, nhìn trừng trừng vào mặt khách, nói:
– Ta sẽ cho anh được làm quan. Nào anh muốn làm quan to hay nhỏ, như thế nào?
Anh học trò đáp:
– Tôi học hành cũng ít ỏi, chỉ muốn làm một chân thơ lại cũng đã mãn nguyện.
– Được! Anh hãy ngồi nghỉ, ăn một miếng trầu, ta sẽ liệu.
Hồ Sinh rón rén lại ngồi ở giường, lấy một miếng trầu trong cơi ra ăn. Miếng trầu rất ngon. Nhưng vừa nhai giập thì hắn đã thiu thiu ngủ.
Sau khi trở về nhà mấy ngày, bỗng một hôm có một người lính lệ mang trát đến đòi. Hắn sợ quá, tưởng có việc gì xảy ra. Nhưng khi vào dinh cụ Thượng, hắn được đón tiếp rất niềm nở.
Người ta để dành cho hắn không phải là chân thơ lại ở huyện mà là một chân thông biện ở dinh quan Bố tại tỉnh nhà. Công việc chẳng có gì là khó khăn và tốn kém vì có “tay trong” của nhà đạo sĩ, làm cho hắn hết sức sung sướng. Thế là từ đó, Hồ Sinh hàng ngày ra vào công đường, dạ dạ, bẩm bẩm, khúm núm trước mặt các quan.
Lúc mới nhận chức, hắn cũng thấy nhục, nhưng mỗi lần đứng trước mặt bọn tổng lý và những người dân có việc đến cửa quan thì hắn lại cho là một sự vinh hiển. Ban đầu hắn ngần ngại chối từ cả lễ bạt của những người có việc đưa lên lo lót, nhưng dần dần hắn bạo dạn và khôn ngoan hơn.
Chẳng những hắn thành thạo trong nghề bóp nặn mà còn học được nhiều mánh khóe làm tiền kỳ lạ là tạo ra những vụ án bất ngờ mà kết quả cả nguyên cáo lẫn bị cáo tiền bạc xủng xoẻng dắt nhau đến công đường đút cho hắn và quan trên của hắn.
Vì thế, trong vài ba năm, tiền của của hắn bộn bề, hắn làm nhà tậu ruộng và sống cuộc đời xa xỉ hơn trước. Hắn lại được một phú trưởng giả trong hạt gả con gái cho. Mười năm sau, vợ hắn đã sinh được hai trai hai gái và được cất nhắc làm một chức quan nhỏ. Một nhà phấn vua trang điểm, cuộc đời cứ thế lên như diều, không có ai theo kịp.
Nhưng một ngày kia, giữa lúc Hồ Sinh đang ngồi cho vợ chải đầu thì bỗng có lính lệ cầm trát đến đòi. Hắn không nghi ngờ gì cả. Nhưng khi đến dinh cụ Thượng hắn liền bị bỏ ngục.
Một viên khâm sai đặc phái cải trang đi thanh tra đã tìm ra được rất nhiều chứng cớ về những vụ tham tang hối lộ của bọn quan tỉnh, mà tất cả đều có liên quan đến hắn. Thế rồi, trong khi chờ đợi xử án thì những người dân bị vu oan giá họa ngày trước đều đổ xô tới quan khâm sai kiện hắn. Đơn kiện cao kể hàng chồng.
Ngày xử án hắn là một ngày đông hơn hội. Hắn bị tử hình không đợi tâu về triều vì quan khâm sai có quyền “tiền trảm hậu tấu”. Trước khi ra pháp trường chịu tôi, hắn hồi tưởng lại chuyện cũ và ăn năn rằng phải chi mình đừng có lên hang đạo sĩ để nhờ lão ấy chạy chọt cho thì đâu đến nỗi này.
Hồ Sinh bỗng choàng dậy vì có một tiếng động rất dữ dội. Hắn mở mắt thì té ra mình vẫn còn nằm trên chiếc giường thứ hai của nhà đạo sĩ, chân đạp phải cơi trầu lăn xuống đá đánh choảng một tiếng, miếng trầu còn lại lăn lóc giữa đường. Còn đạo sĩ miệng vẫn còn nhai trầu, mắt lim dim, chợt ngồi dậy hỏi hắn:
– Bây giờ chúng ta sẽ bàn một chút. Anh sẽ cầm thư của tôi đến cụ Thượng…
Nhưng lúc này Hồ Sinh không còn đủ can đảm để tính chuyện danh phận nữa. Hắn vội nhả miếng trầu đang ngậm ở miệng và cáo từ ra về.
Từ đó, hắn trở nên một tay làm ăn chí thú trên ruộng đất của mình. đến nhờ giúp cho mình trở thành một người có địa vị cao tột. Thấy bà từ chối, mục sư cố ép. “Nếu tôi làm theo yêu cầu thì phải cho tôi cái gì mà tôi muốn”. “Đồng ý”. Mụ bèn bảo người nhà đầy tớ gái bắt con gà rừng vặt lông.
Mục sư bỗng thiếp đi và trong giấc mơ quả đạt được ý muốn thay chân vị Giáo hoàng đương kim mới chết. Nhưng khi bà phù thủy đến xin đứa con trai thì ông không thuận. “Con trai tôi để làm Hồng y giáo chủ”. Bỗng chợt tỉnh dậy thấy mình vẫn là mục sư mà thịt gà vẫn chưa chín.
Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột
Thuở xưa, Chuột vốn là một giống linh thiêng ở trên Trời. Ngọc Hoàng giao cho nó giữ chìa khóa kho lúa của Trời. Nhưng Chuột là loài không đáng tin cậy, nhận được chìa khóa, Chuột đến mở kho, rủ nhau vào ăn rả rích hết bao nhiêu là lúa.
Ngọc Hoàng biết, lấy làm giận lắm, mới không cho Chuột ở trên Thiên đình nữa, mà đuổi xuống hạ giới để giữ chìa khóa lẫm thóc của nhân gian. Chứng nào tật ấy, Chuột lại rủ nhau vào lẫm thóc của người, rả rích ăn no nê hết ngày này qua ngày khác. Đến nỗi người có câu than rằng:
– Chuột kia xưa ở nơi nào?
Bây giờ ăn lúa nhà tao thế này?
Xót của, người kêu với vua Bếp. Vua Bếp liền bắt nó đem lên trả Ngọc Hoàng và tâu rằng:
– Chuột này vốn là của Thiên đình, sao Thiên đình lại thả nó xuống hạ giới?
Ngọc Hoàng nói:
Ảnh minh họa.
– Đúng vậy. Trước nó ở trên này giữ chìa khóa kho thóc cho ta. Nhưng bởi nó ăn vụng lúa của ta nhiều quá nên ta không cho nó ở trên này nữa. Ta đuổi nó xuống hạ giới cho nó giữ lúa ở dưới ấy.
Vua Bếp tâu:
– Nó xuống dưới ấy lại ăn vụng lúa của người. Bẩm Ngọc Hoàng, lúa của Ngọc Hoàng nhiều, lúa của người ít. Của Ngọc Hoàng nó ăn không hết chứ của người nó cứ ăn mãi thì có ngày hết cả. Người đến chết đói mất. Vậy xin Ngọc Hoàng lại cho nó lên trên Trời là phải.
Ngọc Hoàng nghe tâu, phán rằng:
– Không được. Ta đã đuổi nó đi cho xa, ta không thể cho nó trở lên đây nữa.
Ngẫm nghĩ một lúc, Ngọc Hoàng lại phán:
Ta có một con Mèo, ngươi hãy đem nó xuống hạ giới, để khi nào Chuột ăn lúa của người thì thả Mèo ra cho nó gầm gừ bắt Chuột. Còn khi nào nó không muốn bắt Chuột thì ngươi cứ bảo con Mèo kêu lên mấy tiếng, dọa Chuột sợ mà đi nơi khác.
Vua Bếp lạy tạ, rồi ôm cả Chuột và Mèo trở về hạ giới.
Đang sung sướng ở Thiên đình nay phải xuống hạ giới bắt Chuột, Mèo giận lắm. Nó nghĩ tại vua Bếp nên nó mới phải xuống hạ giới nên rắp tâm tìm cách trả thù vua Bếp bằng cách thỉnh thoảng chờ vua Bếp vắng nhà là vào giữa đống tro bếp để phóng uế rồi cào tro phủ lên.
Giận vua Bếp là vậy, nhưng Mèo cũng không quên nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao phó, nhờ vậy mà kho lúa của người luôn được bảo vệ, đỡ bị lũ Chuột lẻn vào ăn vụng, quấy phá.
Bài học hay từ truyện cổ tích Việt Nam
Những câu chuyện cổ tích mang đến bài học giá trị trong cuộc sống, có ý khuyên nhủ chúng ta cần phải dựa vào chính năng lực của bản thân để vươn lên trong cuộc sống, không nên làm những điều trái với đạo lý, bởi lẽ cuối cùng cái ác sẽ bị trừng trị đích đáng.
Những câu chuyện cổ tích mang đến bài học giá trị, khuyên nhủ chúng ta cần phải dựa vào chính năng lực của bản thân để vươn lên trong cuộc sống.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/top-3-cau-truyen-co-tich-viet-nam-hay-va-y-nghia-nhung-it-ai-biet-d306895.html” alt_src=”” name=””]