Theo các chuyên gia, có 4 dấu hiệu chung của những đứa trẻ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn bình thường.
Cha mẹ nào cũng mong con mình có chỉ số thông minh, có thể thuận lợi trong việc học và dễ thành công hơn trong cuộc sống về sau. Trên thực tế, một đứa trẻ có thông minh hay không có thể thấy được thông qua một số hành vi ngay từ khi còn nhỏ.
Điều cốt yếu là tạo cho trẻ sự khẳng định và thôi thúc trẻ suy nghĩ xa hơn, để rèn luyện khả năng tư duy logic của trẻ. Theo các chuyên gia, có 4 dấu hiệu chung của những đứa trẻ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn bình thường.
Thích đọc, đặc biệt là sách tranh
Nhiều đứa trẻ thích đọc sách, đặc biệt là sách tranh ngay từ khi còn nhỏ. Bởi sách tranh có nhiều màu sắc đa dạng, đặc biệt là sách tô màu thực vật và sách tô màu côn trùng, trông thú vị hơn thật và có thể mang lại nhiều niềm vui cho bé.
Khi nhìn thấy các bức tranh trong sách, trẻ thường tưởng tượng và mở rộng câu chuyện trong sách tranh, từ đó rèn luyện khả năng tư duy, trí tưởng tượng, thúc đẩy sự phát triển của trí thông minh. Ngoài ra, những cuốn sách cung cấp lượng kiến thức phù hợp với nhu cầu hiểu biết của trẻ.
Vì lý do này, nếu cha mẹ muốn con mình thông minh hơn, có thể tạo một góc sách ở nhà, nơi trẻ có thể đọc truyện trước khi đi ngủ. Đối với những trẻ lớn hơn cha mẹ có thể đọc cùng con vào một giờ cố định, để rèn luyện thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ.
Một đứa trẻ có thông minh hay không có thể thấy được thông qua một số hành vi ngay từ khi còn nhỏ.
Quan sát tinh tế và biết những điều mà nhiều người chưa biết
Một số trẻ quan sát rất kỹ mọi thứ xung quanh, trẻ có đôi mắt tinh tường và biết được những điều mà nhiều người không biết.
Nghiên cứu cho thấy, khả năng tập trung và quá trình quan sát, tăng sự chú ý của trẻ sơ sinh lúc 4-7 tháng tỷ lệ thuận với trí thông minh của trẻ sau 7 tuổi.
Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ sơ sinh không có nhiều chú ý, trên thực tế, trẻ trước 2 tuổi chủ yếu là chú ý vô tình nhưng khả năng tập trung của trẻ đã và đang trong quá trình phát triển. Trẻ có chỉ số IQ cao sẽ thể hiện sự tập trung và khả năng quan sát phi thường.
Những đứa trẻ có khả năng tập trung cao khi làm việc, biết quan sát và tư duy độc lập sẽ phát triển hơn so với bạn bè cùng tuổi.
Việc tập trung cao độ, không bị phân tâm giúp ích rất nhiều trong học tập và công việc sau này. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần trau dồi khả năng tập trung cho con, khơi gợi sự thông minh trỗi dậy.
Khi nhìn thấy các bức tranh trong sách, trẻ thường tưởng tượng và mở rộng câu chuyện trong sách tranh, từ đó rèn luyện khả năng tư duy, trí tưởng tượng, thúc đẩy sự phát triển của trí thông minh.
Trí nhớ rất tốt
Trẻ thông minh có các giác quan nhạy bén như thính giác, khứu giác, thị giác, vị giác và xúc giác, trí nhớ cao, một số trẻ có thể nhớ số điện thoại di động hoặc địa chỉ nhà của gia đình một hoặc hai lần.
Nếu cha mẹ biết kích thích bé ngay từ giai đoạn sơ sinh như massage, các bài tập vận động hợp lý,… có thể làm cho 5 giác quan này trở nên nhạy cảm hơn và kích thích sự phát triển của cơ thể và não bộ, từ đó trẻ thông minh, nhạy bén và có trí nhớ tốt hơn khi còn nhỏ.
Có một trí nhớ mạnh mẽ rất quan trọng đối với việc học tập và công việc của bất kỳ ai. Trẻ có trí nhớ tốt thường đi đôi với việc sở hữu trí thông minh rất cao. Bộ não của trẻ giống như một bộ nhớ, lưu trữ những thứ mà mình trải nghiệm và thông tin quan trọng vào não.
Trí nhớ của mỗi người là khác nhau. Một số người có những kỷ niệm đẹp và không bao giờ quên chúng nhưng một số người thì rất hay quên, thậm chí không nhớ về những gì đã xảy ra ngày hôm qua. Trí nhớ tốt là một trong những điều kiện không thể thiếu để giúp trẻ trở nên thông minh và xuất chúng.
Một số trẻ quan sát rất kỹ mọi thứ xung quanh, trẻ có đôi mắt tinh tường và biết được những điều mà nhiều người không biết.
Thích đặt câu hỏi
Nhiều trẻ nhỏ trong đầu lúc nào cũng chứa đựng hàng vạn câu hỏi vì sao. Mỗi ngày trẻ luôn thắc mắc mọi thứ và liên tục hỏi cha mẹ.
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trung bình trẻ học được 81 từ mỗi ngày trước khi lên 2 tuổi. Từ 2 tuổi trở đi, khả năng ngôn ngữ và quan sát của trẻ phát triển mạnh mẽ, việc hỏi nhiều là dấu hiệu tốt cho sự phát triển trí não, giúp hình thành thói quen tư duy, sáng tạo tích cực.
Không chỉ bị “ám ảnh” bởi những câu hỏi tại sao, khi nhận được câu trả lời, nhiều trẻ sẽ không cảm thấy thỏa mãn và tự tìm cách để có được câu trả lời hoàn hảo.
Điều này cho thấy não bộ của trẻ luôn hoạt động mạnh mẽ, thường quan sát và chú ý nhiều thứ xung quanh. Giai đoạn 3-6 tuổi cũng là thời kỳ phát triển trí não đỉnh cao của trẻ. Trẻ có chỉ số IQ cao sẽ bộc lộ tính tò mò, khám phá khác thường.
Trẻ có trí nhớ tốt thường chỉ số thông minh rất cao, giúp trẻ thuận lợi hơn trong quá trình học tập.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-thong-minh-co-4-dac-diem-chung-neu-be-co-du-lon-len-tiem-nang-de-thanh-thien-tai-d305642.html” alt_src=”” name=””]