Trong vòng 2 tuổi, nếu bé mắc phải những “tật xấu” sau đây, cha mẹ đừng vội ngăn cản, điều này càng có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.
Sự phát triển trí não của trẻ không chỉ liên quan đến yếu tố di truyền bẩm sinh mà còn liên quan đến sự giáo dục có được.
Thực tế, sau khi trẻ được sinh ra, từ 0 đến 18 tháng là giai đoạn quan trọng để phát triển trí não.
+ Trẻ sơ sinh từ 0 đến 4 tháng đang ở giai đoạn phát triển quan trọng về vị giác, thính giác và các cơ quan khác nên việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài và kích thích các giác quan là vô cùng quan trọng.
+ Giai đoạn 4-18 tháng là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển hệ vận động của bé, leo trèo, tập ngồi sẽ giúp các cơ quan vận động của bé ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Từ giai đoạn sơ sinh đến khoảng 2 tuổi, não đạt 75% trọng lượng não của người trưởng thành.
Tức là 2 năm sau khi trẻ chào đời, về cơ bản sự phát triển của não bộ đã hoàn thiện. Trong thời gian này, cha mẹ có thể dự đoán một phần trí thông minh của con thông qua những hành vi hàng ngày.
Một số thói quen trong cuộc sống hàng ngày mà cha mẹ dễ nhầm lẫn là tật xấu, ngược lại điều này cho thấy não bộ đang phát triển tốt, là biểu hiện của một đứa trẻ thông minh.
Những “tật xấu’ ở trẻ nhưng cho thấy não bộ đang phát triển tốt
Trong vòng 2 tuổi, nếu bé mắc phải những “tật xấu” sau đây, cha mẹ đừng vội ngăn cản, điều này càng có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.
Thích vứt đồ lung tung
Một số bà mẹ chia sẻ rằng con mình không thích chơi đồ chơi nghiêm túc mà thường nghịch giấy vệ sinh, hộp sữa bột, chậu, bát, muỗng.
Nhiều bà mẹ cảm thấy con vứt đồ chơi lung tung là không ngoan, nên vội ngăn cản, thực tế điều này không hoàn toàn đúng.
Trên thực tế, khi trẻ ném đồ vật, hay vứt lung tung, đó cũng là lúc mà khả năng nhận thức, tư duy, sự tập trung và óc quan sát được rèn luyện, trí thông minh cũng phát triển theo. Cha mẹ chỉ cần lưu ý đặt những đồ vật nguy hiểm ra khỏi tầm với của trẻ.
Khi trẻ ném đồ vật, hay vứt lung tung, đó cũng là lúc mà khả năng nhận thức, tư duy, sự tập trung và óc quan sát được rèn luyện, trí thông minh cũng phát triển theo.
Thích chạy xung quanh bằng chân trần
Nhiều bậc cha mẹ lo lắng con mình sẽ bị cảm lạnh, luôn đi giày, tất cho con nhưng trẻ mang không quá nửa tiếng, một số trẻ thích đi chân trần.
Bàn chân của con người có vô số kinh mạch và huyệt đạo, khi đi chân đất sẽ tăng kích thích bàn chân giúp dẫn truyền thông tin giữa thần kinh thị giác, xúc giác, có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.
Ngoài ra, đi chân trần giúp trẻ nhạy cảm hơn với mặt đất, giúp điều chỉnh nhịp độ, do đó các động tác phối hợp nhịp nhàng hơn và bước đi vững vàng hơn.
Mút tay hoặc ngậm đồ vật
Việc trẻ thích mút tay hay ngậm đồ không phải là điều xấu mà ngược lại ở giai đoạn đầu, nó có lợi cho sức khỏe tinh thần của trẻ.
Trẻ sơ sinh trước 2 tuổi thường trải qua giai đoạn “ham muốn bằng miệng”. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ nhét mọi thứ vào miệng, đó có thể là tay, chân và những vật dụng khác. Nhiều cha mẹ thấy khi trẻ nhét đồ linh tinh vào miệng thì nghĩ rằng, điều đó rất bẩn, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra tiêu chảy.
Thực chất, não bộ của trẻ lúc này cần được kích thích nhiều hơn, trẻ mút tay cũng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của giác quan và hệ vận động đang rất tốt.
Ngoài ra, việc trẻ tự mút tay cũng là một cách tự an ủi về mặt cảm xúc, có lợi cho sự phát triển ý thức tự giác của trẻ.
Trẻ mút tay cũng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của giác quan và hệ vận động đang rất tốt.
Thích bò khắp nhà
Thực tế, trẻ bò nhiều hơn cũng rất tốt cho sự phát triển của não bộ. Tập bò đòi hỏi não bộ của trẻ phải phối hợp hoạt động của các cơ quan trong toàn bộ cơ thể, điều này tạo thành một kích thích lành tính cho sự phát triển của tất cả các vùng não của bé.
3 điều cần tránh nhằm giúp trẻ phát trí não tốt
Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt
Đầu tiên, cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, sẽ không tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
Lượng đường trong máu cao sẽ gây kích thích rất lớn lên hệ thần kinh trung ương khiến trẻ phấn khích bên cạnh đó làm rối loạn giấc ngủ của trẻ và làm giảm sự tăng trưởng, phát triển trí tuệ của trẻ.
Vì vậy, cha mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt đặc biệt là trước khi đi ngủ.
Cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, sẽ không tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
Không nên cho trẻ thức khuya
Cha mẹ không nên cho trẻ thức khuya, nên hình thành thói quen học tập và nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ.
Bởi giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, việc trẻ thường xuyên thức khuya, đi ngủ không đúng giờ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của não bộ và toàn bộ cơ thể.
Khi ngủ não bộ của trẻ được nghỉ ngơi để tái tạo các tế bào thần kinh và chuẩn bị cho ngày hôm sau. Thường xuyên thức khuya dẫn đến không kịp tái tạo tế bào, gây hại cho não bộ.
Từ đó làm suy giảm khả năng thị giác, khả năng tiếp thu và khả năng học tập. Thậm chí có thể gây ra các vấn đề về tăng động, mất kiểm soát.
Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng cho đi ngủ trước 9 giờ tối, để đảm bảo chất lượng của giấc ngủ, cải thiện chức năng não và phát triển sức khỏe tổng thể.
Việc trẻ thường xuyên thức khuya, đi ngủ không đúng giờ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của não bộ và toàn bộ cơ thể.
Hạn chế thời gian trẻ sử dụng thiết bị công nghệ
Thứ ba, cha mẹ cố gắng hạn chế tối đa thời gian con xem TV, nghịch điện thoại, những sản phẩm điện tử này không tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
Việc trẻ thường xuyên vừa ăn vừa xem chương trình trên TV hay điện thoại lâu dần sẽ làm cho hoạt động não của trẻ bắt đầu suy yếu.
Thói quen này gây ảnh hưởng xấu đến trẻ, khiến cho mất khả năng tập trung, giảm trí thông minh, trí nhớ kém và giảm khả năng đưa ra quyết định một cách đúng đắn và nhanh chóng.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-truoc-2-tuoi-co-hanh-vi-nay-la-tat-xau-trong-mat-me-nhung-bieu-hien-iq-rat-cao-d305198.html” alt_src=”” name=””]