Một số chuyên gia nhận định rằng, việc một đứa trẻ kén ăn hay ăn ngon miệng một phần phản ánh từ tính cách.
Bố mẹ nào cũng mong con mau ăn chóng lớn, khỏe mạnh khi trưởng thành. Thực tế, tốc độ ăn uống và dung nạp dinh dưỡng của mỗi đứa trẻ là khác nhau, tùy vào thể trạng. Người ta tin rằng những đứa trẻ có tính cách khác nhau có thể thể hiện sở thích, thứ tự và tốc độ ăn khác nhau.
Một số chuyên gia nhận định rằng, việc một đứa trẻ kén ăn hay ăn ngon miệng một phần phản ánh từ tính cách và việc giáo dục của bố mẹ ngay từ khi con còn nhỏ là rất quan trọng.
Tính cách của trẻ được thể hiện trên bàn ăn?
Trẻ ăn nhanh, nóng vội
Một số trẻ vốn tính nóng nảy, ngay từ khi sinh ra đã thiếu kiên nhẫn với thức ăn. Có thể dễ dàng nhận thấy những đứa trẻ này thường chỉ tập trung vào thức ăn trên bàn và dường như không quan tâm đến người khác.
Có thể nói những đứa trẻ này thiếu kiên nhẫn và thường bốc đồng khi làm việc gì đó. Để giáo dục những đứa trẻ như vậy, trước hết bố mẹ phải bắt đầu từ việc trau dồi tính tế nhị, nghiêm túc và làm việc có trách nhiệm, để trẻ biết giữ bình tình thông qua những lời nhắc nhở, hướng dẫn và các phương pháp khác.
Trẻ biếng ăn
So với việc trẻ ăn nhanh, việc ăn quá chậm, dường như thời gian của đứa trẻ đã dành trên bàn ăn, điều này có thể khiến bố mẹ lo lắng.
Một số chuyên gia nhận định rằng, việc một đứa trẻ kén ăn hay ăn ngon miệng một phần phản ánh từ tính cách.
Trên thực tế, những đứa trẻ này thường thuộc tuýp người ổn định, suy nghĩ thấu đáo hơn về các vấn đề và có những suy nghĩ tinh tế hơn, so với những đứa trẻ thiếu kiên nhẫn, trẻ điềm tĩnh hơn và có nhiều khả năng thành công hơn trong tương lai.
Nhưng họ cũng có những nhược điểm có thể coi nhẹ hiệu quả, thậm chí một số em còn ít vận động và hay trì hoãn. Để nuôi dạy những đứa trẻ như vậy, trước hết bố mẹ phải kiên nhẫn và hoàn toàn tôn trọng tính cách của con, từ đó rèn luyện tính kiên trì cho con.
Trẻ chú ý thứ tự ăn
Một số trẻ không dễ thay đổi thứ tự ăn khi đã hình thành và duy trì sự nhất quán trong một thời gian dài. Đối với những trẻ như vậy, thường nghiêm khắc và có tính cách nghiêm túc. Bố mẹ của những đứa trẻ như vậy không cần can thiệp quá nhiều.
Nếu trẻ không quan tâm quá nhiều đến việc mình ăn gì, trẻ có khả năng thích ứng mạnh, trẻ thường thích theo đuổi sự tự do và hài hòa tự nhiên.
Ngoài những điều trên, chúng ta cũng có thể phân biệt khả năng tự giác của trẻ thông qua việc ăn uống điều độ.
Vậy bố mẹ dạy trẻ hình thành thói quen tốt trên bàn ăn từ khi nào?
Như chúng ta đều biết, thói quen ăn uống được hình thành từ lúc nhỏ rất khó thay đổi nếu trẻ không được rèn luyện một cách có ý thức từ sớm.
Trong bữa cơm luôn tiềm ẩn cách giáo dục đối với một con người, ăn uống hàng ngày đều là việc không thể thiếu và xem ra nó là việc rất bình thường, nhưng bố mẹ không nên xem thường việc tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.
Việc tạo quy tắc ăn cho trẻ cần được ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ mẹ có thể tham khảo một số giai đoạn phát triển tư duy, nhận thức của trẻ để rèn cho trẻ quy tắc bàn ăn.
Nhiều trẻ nhỏ gặp phải tình trạng biếng ăn, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Trẻ từ 1 tháng đến 1 tuổi
Khi cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi ăn cần cho trẻ ngồi một chỗ đến khi hoàn thành bữa ăn của mình, tránh trường hợp cha mẹ thấy con không ăn thì bế đi rong hoặc cho con xem điện thoại, tivi. Việc này sẽ không giúp ích cho trẻ vì trẻ sẽ không nhận diện được ý thức của việc ăn mà tăng thêm tính đòi hỏi cho con.
Trẻ từ 1-3 tuổi
Trong giai đoạn này con đang có nhu cầu học hỏi và nhận thức rất nhiều nên việc rèn luyện nguyên tắc ăn cho trẻ trong giai đoạn này là tốt nhất. Tính cách của trẻ sẽ hình thành nên trong giai đoạn vàng đầu tiên của trẻ. Cha mẹ nên dạy cho con những thói quen tốt trong thời điểm này để tăng cường tư duy nhận thức, ý thức cho con.
Trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Giai đoạn này cần tiếp tục rèn luyện quy tắc bàn ăn nhưng trẻ đã ý thức được một số nguyên tắc cơ bản cần tăng cường và giao nhiệm vụ để trẻ hiểu được ý thức trách nhiệm hơn.
Ăn uống dường như là một vấn đề nhỏ, nhưng nó có liên quan đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Thông qua các chi tiết nhỏ của trẻ tại bàn ăn, những người khác có thể đánh giá tính cách và liệu trẻ có phải là người hiểu lễ nghĩa.
Những mẹo hay giúp trẻ ăn ngon miệng, dễ tăng cân
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Bên cạnh hình thành những thói quen tốt trong bữa ăn, bố mẹ nên tham khảo một số mẹ hau giúp trẻ ăn ngon miệng.
Điều này khi kết hợp cùng những thói quen tốt đã được hướng dẫn trước đó, sẽ dễ dàng giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng, đồng thời tăng cân nhanh, lớn lên khỏe mạnh hơn.
Đa dạng các món ăn
Một trong những cách giúp trẻ ăn ngon tăng cân là nấu đa dạng các món ăn cho trẻ. Đôi khi bữa ăn đơn điệu có thể làm cho trẻ chán ăn, không kích thích được cảm giác thèm ăn ở trẻ.
Điều này kéo dài vô tình khiến trẻ không còn hứng thú với những bữa ăn nữa. Do đó, bố mẹ có thể đa dạng món ăn cho bé bằng cách kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau.
Tuy nhiên, cần đảm bảo bữa ăn cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm cho bé bao gồm: Tinh bột, chất béo, đạm và rau quả.
Ngoài ra, mẹ có thể trang trí để món ăn bắt mắt hơn, nhằm thu hút sự chú ý của trẻ, tạo sự hứng thú cho trẻ trong bữa ăn. Đồng thời, bù đắp những chất dinh dưỡng còn thiếu, đặc biệt là những dưỡng chất mà bữa ăn hàng ngày thường không cung cấp đủ.
Trước tiên mẹ phải tránh những bữa ăn căng thẳng, la mắng hay đe dọa con, thay vào đó là bữa ăn vui vẻ.
Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ
Thay vì để trẻ tiêu thụ quá nhiều thức ăn trong 3 bữa chính, mẹ có thể chia khẩu phần ăn cho trẻ thành 5-6 bữa trong ngày.
Đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn non nớt nên nếu phải nạp vào khối lượng lớn thức ăn một lúc đôi khi sẽ khiến trẻ cảm thấy quá sức. Việc chia nhỏ bữa ăn và với lượng thức ăn một bữa ít đi còn giúp trẻ nhanh đói hơn và hấp thu dễ dàng hơn.
Có thời gian biểu cụ thể, cố định cho mỗi bữa ăn sẽ ổn định nhịp ăn uống, tránh việc thay đổi thất thường, việc tiết dịch vị và tiêu hóa thức ăn sẽ bị ảnh hưởng.
Bữa ăn chính cũng không được kéo dài quá 30 phút và 20 phút với bữa ăn phụ. Nếu quá thời gian trên mà trẻ chưa ăn xong nên chấm dứt bữa ăn đó.
Lý do cho điều này là thời gian dài, thức ăn sẽ nguội, thức ăn không còn ngon và hấp dẫn như ban đầu. Thêm nữa, cho trẻ được ăn theo nhu cầu và khi đói, trẻ sẽ ăn nhanh chóng và lấy đủ thức ăn mà mình cần.
Việc ép ăn hoặc thời gian ăn quá dài có thể dẫn đến trẻ khó chịu, chán ngán với thức ăn, lâu dần mất hứng thú với ăn uống.
Thêm sữa chua vào khẩu phần ăn
Trong sữa chua có chứa hàng nghìn lợi khuẩn đường ruột, giúp kích thích khả năng tiêu hóa của trẻ, đồng thời tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ ngủ ngon, ăn ngon miệng hơn.
Mẹ có thể kết hợp sữa chua làm một bữa phụ hay thêm 1 – 2 muỗng sữa chua vào sinh tố hoặc nước ép trái cây cho trẻ, giúp đảm bảo hàm lượng calo trong món ăn của trẻ được tăng lên đáng kể.
Tạo không khí vui vẻ
Trước tiên mẹ phải tránh những bữa ăn căng thẳng, la mắng hay đe dọa con. Thay vào đó là bữa ăn vui vẻ cùng cả nhà. Bố mẹ có thể tạo không khí vui vẻ bằng những trò chơi. Như ăn đồ ăn theo màu, ai ăn nhanh hơn, nhắm mắt và đoán món…
Nguyên tắc 3 “không” trên bàn ăn: Không xem tivi điện thoại trong khi ăn. Không đút ép, nhai vội. Không vừa ăn vừa uống nước, bởi vì làm loãng dịch vị và nhanh no.
việc tăng cường vận động cho trẻ bằng cách tham gia các hoạt động thể chất giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng sự co bóp của ruột và tăng quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn.
Khuyến khích trẻ vận động
Để nạp năng lượng mới con cần phải có cảm giác đói. Mẹ nên cho con vận động ngoài trời, chơi thể thao để tiêu hao năng lượng cũ, “dọn chỗ” cho những năng lượng mới.
Đồng thời, việc tăng cường vận động cho trẻ bằng cách tham gia các hoạt động thể chất giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng sự co bóp của ruột và tăng quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/tre-luoi-an-la-do-tinh-cach-4-meo-nho-de-con-an-ngon-mieng-khong-can-ep-tang-can-nhanh-c59a6802.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/tre-luoi-an-la-do-tinh-cach-4-meo-nho-de-con-an-ngon-mieng-khong-can-ep-tang-can-nhanh-c429a523620.html” name=””]