Nếu chăm bón đúng cách thì cây kim ngân sẽ tiếp tục ra lá mới vào mùa hè và phát triển nhanh chóng.
Mùa hè tuy có nhiệt độ cao nhưng đây là mùa sinh trưởng cao điểm của cây kim ngân – loại cây ưa nóng và sợ lạnh. Hình thái sinh trưởng của cây kim ngân là cành dài vào mùa xuân, ra lá vào mùa hè. Vì vậy, nếu chăm bón đúng cách thì cây sẽ ra nhiều lá vào mùa hè và phát triển nhanh chóng.
Nhưng tại sao dù một số người chăm sóc cây kim ngân rất kỹ lưỡng nhưng nó vẫn bị vàng lá, thối rễ hoặc sinh bệnh? Nguyên nhân chính là do môi trường và phương pháp nhân giống còn thiếu sót. Sau đây là phương pháp “3 bớt 1 thêm” để cây kim ngân không bị vàng lá thối rễ, ít bệnh tật, tán lá tươi tốt.
1. Tưới ít nước
Cây kim ngân là loại cây thân nông, so với loại cây thân dày thì bộ rễ của nó ít và yếu hơn. Người yêu hoa có thể quan sát các chậu hoa trồng cây kim ngân ở chợ hoa, dù là cây kim ngân lớn hay nhỏ thì hầu như đều là chậu nhỏ và cạn. Là do bộ rễ của nó quá yếu, lại trồng trong chậu to, ống sâu, sau này tưới nước rất dễ bị đọng nước và thối rễ.
Vì vậy, bạn hãy “làm biếng” tưới nước cho cây kim ngân, nên đợi cho đến khi bầu đất khô hoàn toàn rồi mới tưới. Thân cây khỏe có khả năng trữ nước mạnh, hạn hán trong thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cây.
2. Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Vào mùa xuân, thu, đông khi ánh sáng dịu nhẹ, cây kim ngân có thể nhận được ánh sáng trực tiếp. Tuy nhiên, nếu ánh sáng quá mạnh vào mùa hè dễ làm lá bị cháy nắng, trường hợp nặng lá sẽ bị cháy nắng trực tiếp không tốt cho sự phát triển của cây.
Nếu nhân giống vào mùa hè, bạn hãy cố gắng để cây tránh xa ánh sáng trực tiếp như bên bệ cửa sổ, ban công,… để cây ít bệnh, lá không bị cháy nắng.
3. Bón ít phân
Có được bón phân cho cây kim ngân vào mùa hè không? Câu trả lời là có. Không giống như một số cây ngủ đông vào mùa hè và ngừng phát triển hoàn toàn, mùa hè lại là mùa sinh trưởng cao điểm của cây kim ngân. Chỉ cần nhiệt độ không cao hơn 35 độ là hoàn toàn có thể bón ít phân loãng.
Phân loãng và nước có lợi cho sự phát triển của cành mới và lá mới. Phân hỗn hợp hòa tan trong nước, tưới gốc nửa tháng một lần, hoặc phân hỗn hợp dạng hạt thì hàng tháng bạn nên rắc vài hạt lên mặt chậu.
4. Phun nước xung quanh nhiều hơn
Nếu nhiệt độ cao liên tục, không khí khô hanh, thông gió không tốt thì cây kim ngân rất dễ sinh bệnh. Lúc này, bạn nên thường xuyên phun sương lên lá và các vùng xung quanh để làm tăng độ ẩm không khí đồng thời làm sạch lá, tốt cho sự phát triển của lá già và sự đâm chồi của lá mới, giúp lá xanh tốt, có giá trị làm cảnh cao.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/mua-he-nuoi-cay-kim-ngan-nho-3-bot-1-them-de-khong-thoi-re-vang-la-it-benh-tat-c59a5479.html” alt_src=”https://eva.vn/cay-canh-vuon/mua-he-nuoi-cay-kim-ngan-nho-3-bot-1-them-de-khong-thoi-re-vang-la-it-benh-tat-c283a520589.html” name=””]