Sau khi đi vệ sinh hoặc bất cứ khi nào thấy bồn cầu có mùi hôi, bạn có thể vứt một que diêm xuống dưới để khử mùi.
Sau một thời gian sử dụng mà không vệ sinh, bồn cầu, cống rãnh sẽ bốc ra mùi hôi. Hoặc đường thoát khí của bể phốt bị tắc nghẽn, bể phốt đầy,… cũng là những lý do khiến nhà vệ sinh có mùi hôi. Mùi hôi này thậm chí có thể lan ra không gian khắp nhà khiến các thành viên cảm thấy khó chịu, thậm chí gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lo lắng vì bạn hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này chỉ bằng một que diêm. Đặc biệt, với những gia đình có nhà vệ sinh không thông thoáng, không khí lưu thông với bên ngoài khó khăn thì cách này càng hiệu quả.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần đốt cháy một que diêm. Khi que diêm cháy hết, bạn hãy thả nó vào bồn cầu là mùi hôi nhà vệ sinh sẽ biến mất ngay lập tức.
Thực ra, trong quá trình đi vệ sinh sẽ tạo ra khí methyl mercaptan. Khí này chính là nguyên nhân làm bẩn không khí, lưu lại mùi hôi khó chịu trong nhà vệ sinh. Trong khi đó, que diêm lại chứa lưu huỳnh. Một khi được đốt cháy, nó sẽ tạo ra khí sulfur dioxide, có khả năng khử mùi methyl mercaptan ngay lập tức.
Cho nên, sau khi đi vệ sinh xong bạn nên đốt cháy một que diêm và vứt vào bồn cầu hoặc cống rãnh để khử mùi hôi. Lưu ý, không nên vứt que diêm đang cháy xuống cống nước vì dưới cống rãnh có thể tồn tại khí mê tan, lửa gặp khí này có thể bốc cháy.
Một số cách khác khử mùi hôi nhà vệ sinh
1. Hỗn hợp muối, chanh và baking soda
Hòa muối, chanh và baking soda với một ít nước rồi đổ trực tiếp hỗn hợp đó vào bồn cầu. Đợi 5-10 phút thì xả nước. Muối có tác dụng khử khuẩn, trong khi đó baking soda có thể loại trừ mảng bấm quanh bồn cầu hiệu quả và mùi tinh dầu trong chanh sẽ giúp loại bỏ mùi hôi, mang đến cảm giác dễ chịu cho không khí trong nhà vệ sinh.
Nếu không có baking soda, bạn cũng có thể chỉ sử dụng muối và chanh tươi, hiệu quả mang lại cũng không kém.
2. Giấm
Đổ trực tiếp giấm vào bồn cầu, để yên khoảng 30 phút rồi xả nước thì các mảng bám và mùi hôi trong bồn cầu sẽ biến mất. Cách làm này rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian, nhưng nếu những ai không ưa mùi giấm thì nên kết hợp với tinh dầu chanh hoặc loại tinh dầu khác để át đi mùi giấm.
3. Dầu gió
Ngoài công dụng xoa bóp và trị đau nhức xương khớp, dầu gió còn có tác dụng khử mùi hôi hiệu quả. Chỉ cần đặt một lọ dầu gió mở nắp trong góc phòng nhà vệ sinh là mùi hôi sẽ biến mất.
4. Đá lạnh
Đá lạnh có tác dụng làm lạnh ngay khí ammoniac trong nước tiểu. Khi đá tan, nó sẽ làm loãng dung dịch nước tiểu nên đánh bay mùi cực nhanh rồi từ từ rút xuống dưới.
Vi khuẩn cũng không thể sốt sót trong môi trường đá lạnh như vậy, nên việc đổ một túi đá lạnh xuống bồn cầu còn có tác dụng khử khuẩn cực tốt.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/vut-1-que-diem-vao-bon-cau-tuong-nghich-dai-nhung-loi-khong-ngo-nha-nha-un-un-hoc-theo-c59a9548.html” alt_src=”https://eva.vn/tu-van-nha-cua/vut-1-que-diem-vao-bon-cau-tuong-nghich-dai-nhung-loi-khong-ngo-nha-nha-un-un-hoc-theo-c172a528066.html” name=””]