Chỉ vì muốn xua đuổi muỗi và gián, thứ bỏ dưới gối này lại khiến trẻ suýt mất mạng.
Một bà mẹ ở Trung Quốc tên Ngô Lý sinh được một cô con gái vô cùng kháu khỉnh, cả gia đình nội ngoại hai bên đều vô cùng mừng rỡ. Sau khi em bé chào đời, cô Ngô và gia đình rất cẩn thận, khử khuẩn sát trùng và dọn dẹp mọi thứ trong nhà để đảm bảo em bé không bị vi khuẩn xung quanh gây bệnh. Nhờ có sự chăm sóc chu đáo từ cả nhà, bé Gấu (con chị Ngô) rất khỏe mạnh, không bị bệnh trong suốt 6 tháng kể từ khi chào đời.
Tuy nhiên, khi em bé 8 tháng tuổi thì bắt đầu có những dấu hiệu không bình thường: Thay vì tiếp tục tập bò, tập đứng thì bé Gấu lại thường xuyên nằm im không thích vận động tay chân, mắt lờ đờ, phản ứng chậm chạp và đặc biệt là bé Gấu không còn hay cười trước những trò đùa của cha mẹ và ông bà như trước đây.
Mẹ đau lòng khi con gái 8 tháng tuổi bại não.
Sau một thời gian quan sát và thấy tình hình của con ngày càng bất thường hơn, gia đình chị Ngô đưa con tới bệnh viện để thăm khám. Các bác sĩ ở bệnh viện nhi đã yêu cầu gia đình đưa bé Gấu đưa con đi kiểm tra một loạt các xét nghiệm tại khoa thần kinh và đưa ra kết luận khiến chị Ngô chết lặng: Con gái bị bại não.
Sau khi nghe xong kết quả, người mẹ này vô cùng sợ hãi vừa khóc vừa nói với bác sĩ: “Con bé lúc sinh ra vô cùng khỏe mạnh, tại sao lại bị bại não?”. Thậm chí chị Ngô còn nghi ngờ rằng bác sĩ chẩn đoán sai hoặc cố tình làm nghiêm trọng tình trạng của con để gia đình phải chi trả nhiều tiền điều trị hơn cho bé.
Băng phiến tác động tới hệ thần kinh của trẻ, gây bại não.
Thế là gia đình chị Ngô đưa con tới bệnh viện nhi Trung Ương để kiểm tra lại nhưng bác sĩ cũng cho kết quả tương tự. Bác sĩ giải thích cho chị Ngô là vì đứa trẻ một thời gian dài ở trong môi trường ô nhiễm nghiêm trọng mới dẫn đến bị bại não, chứ không phải bẩm sinh hay di truyền mới sinh ra bại não. Điều này càng khiến gia đình chị Ngô hoang mang bởi ở nhà vốn dĩ rất coi trọng chuyện vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường sống sạch sẽ cho bé Gấu.
Sau khi tỉ mỉ hỏi chị Ngô và gia đình, bác sĩ đã phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến việc con gái chị Ngô bị bại não là do tác dụng của băng phiến. Thì ra, vì sợ cháu gái bị nhiễm khuẩn do nền nhà tương đối thấp, nên bà nội bé đã dùng băng phiến đặt ở dưới gối của cháu và mọi ngóc ngách trong nhà để tránh ẩm mốc và xua đuổi côn trùng như muỗi và gián. Theo thời gian, phản ứng hóa học do băng phiến đã gây ra bệnh bại não cho bé Gấu.
Tại sao băng phiến lại gây bại não ở trẻ sơ sinh?
Những chất này có tác dụng đuổi gián rất hiệu quả nhưng lại gây hại cho người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Băng phiến là một loại viên thuốc có tác dụng loại bỏ nấm mốc, côn trùng được nhiều gia đình sử dụng để đặt trong các góc nhà, tủ quần áo… Trong băng phiến có hàm lượng lớn chất hóa học p-dichlorobenzene và naphthalene cùng nhiều chất hóa học khác. Hóa chất này được điều chế từ than đá hoặc từ quá trình tinh chế dầu hỏa. Những chất này có tác dụng đuổi gián rất hiệu quả nhưng lại gây hại cho người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Hít quá nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín, thiếu khí trời, không thông thoáng sẽ khiến Dichlorobenzene đi vào cơ thể, chất này phá hủy hồng cầu, gây tổn thương hệ thần kinh và gây ra các triệu chứng như bại não. Em bé tiếp xúc gần với băng phiến sẽ hấp thụ trực tiếp một phần qua da của trẻ, dễ gây tán huyết cấp tính do thiếu “glucose-6-phosphat dehydrogenase” trong cơ thể, gây đục thủy tinh thể và tổn thương phổi, thận. Trường hợp trẻ nuốt phải băng phiến sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng ngay lập tức, trẻ có thể ngộ độc cấp, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Cơ quan nghiên cứu về ung thư quốc tế đã xếp băng phiến vào nhóm IIB tức là nhóm có khả năng gây ung thư cho con người, tuy nhiên ở mức độ thấp.
Lưu ý khi sử dụng băng phiến đối với gia đình có trẻ nhỏ
Tránh xa tầm tay trẻ em: Đã có rất nhiều trường hợp trẻ dưới 5 tuổi ngộ độc cấp do băng phiến gây ra. Để tránh trường hợp trẻ nuốt nhầm băng phiến, cha mẹ phải đặt những viên thuốc này tránh xa tầm tay trẻ em bởi băng phiến thường có mùi thơm khiến trẻ nghĩ là kẹo nên cho vào miệng ăn.
Đối với trẻ nhỏ thì sau khi lấy quần áo từ trong tủ bảo quản ra nên phơi ngoài nắng để bay hết mùi rồi hãy cho trẻ sử dụng.
Không sử dụng băng phiến trong môi trường kín: Để tránh trẻ hít quá nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín, thiếu khí trời, hãy tránh sử dụng loại thuốc này nếu nhà bạn không có không gian rộng rãi, thông thoáng hoặc quá gần trẻ. Nếu cần thì chỉ sử dụng 1 – 2 viên trong tủ kín. Khi mở tủ nên theo tác nhanh gọn và nên đeo khẩu trang để tránh phải hít nhiều hơi độc.
Không để quần áo của trẻ bám phải mùi băng phiến: Riêng ở trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc vì khi mặc quần áo vừa lấy ra khỏi tủ có chứa viên thuốc này, hơi còn bám rất nhiều, lâu trên quần áo nên không để băng phiến trong tủ quần áo của trẻ nhỏ. Đối với trẻ nhỏ thì sau khi lấy quần áo từ trong tủ bảo quản ra nên phơi ngoài nắng để bay hết mùi rồi hãy cho trẻ sử dụng.
Chọn dùng những loại băng phiến có thành phần tự nhiên 100%: Đó là những loại băng phiến có màu như gỗ hoặc không màu như thủy tinh, mùi thơm thoang thoảng. Đây là băng phiến đã được các nhà sản xuất chưng hấp naphthalene dưới dạng tinh dầu nên giảm độ độc hại đi nhiều phần.
Mặc dù băng phiến có thể mang lại nhiều tác dụng có lợi và thuận tiện, nhưng mọi thứ đều có ưu nhược điểm. Đặc biệt cha mẹ có con nhỏ ở nhà, phải chú ý cẩn thận để bảo vệ sự an toàn của trẻ và tránh gây ra những thảm kịch. Trong trường hợp trẻ vô tình nuốt phải viên băng phiến, cho trẻ uống nước hoặc trà để khiến con nôn ra viên băng phiến, sau đó đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để can thiệp y tế.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/be-8-thang-bi-bai-nao-nguyen-nhan-den-tu-thu-ba-noi-len-giau-duoi-goi-d288308.html” alt_src=”” name=””]