Chiều cao cân nặng của bé được tính từ khi con mới sinh, ở mốc sơ sinh hay 0 tháng tuổi đến khi bé 10 tuổi. Cân nặng và chiều cao của bé trai và bé gái có sự khác nhau. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ thể hiện sự phát triển của bé, đồng thời cũng báo hiệu bất thường mà bố mẹ nên biết.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và bé gái từ 0 – 10 tuổi theo WHO
Trong đó:
– -2SD: Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu cân
– +2SD: Trẻ thừa cân, béo phì hoặc chiều cao quá cao
– TB: Trẻ phát triển ở mức chuẩn WHO
Cách đo và đọc bảng chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ
Bước 1: Bố mẹ đo chiều cao và cân nặng của con. Chiều cao đo bằng Cm, cân nặng đo bằng kg.
– Bé dưới 2 tuổi: Dùng thước chuyên dụng, giữ cho đầu gối con thẳng, áp sát vào thước đo, kéo thẳng thước lên đỉnh đầu con và đọc chỉ số.
– Bé trên 2 tuổi: Để con đứng sát vào tường, thẳng đứng, thân thước dựng vuông góc với sàn và vạch số 0 của thước sát sàn nhà. Mắt bé nhìn thẳng, 2 tay áp vào 2 bên đùi, kéo thẳng thước lên đỉnh đầu và đọc kết quả.
Bước 2: Dóng tuổi/ tháng tuổi của bé sang cột chiều cao và cân nặng tương ứng (chú ý bé trai và bé gái có sự khác nhau).
Bước 3: Lấy chỉ số chiều cao và cân nặng của con so với chiều cao trong bảng.
Ví dụ:
Bé trai 6 tháng tuổi, chiều cao đo được là 65cm, cân nặng của bé đo được là 8kg.
Dóng chỉ số so với bảng đo ta thấy, bé có chỉ số chiều cao ở dưới mức TB 2,6 cm, tức là bé có nguy cơ thấp hơn so với các trẻ khác. Còn chỉ số cân nặng của con đạt 8kg, con đang phát triển bình thường.
1. Bé từ 0 – 10 tuổi
Cần chú ý đến cả 3 chỉ số là:
– Chỉ số cân nặng tính theo tuổi
Nếu chỉ số cân nặng của con ở mức <-2SD tức là con chỉ đạt khoảng 80% so với mức cân nặng trung bình, con có nguy cơ thiếu cân, suy dinh dưỡng.
– Chỉ số chiều cao tính theo tuổi
Nếu chỉ số chiều cao của con ở mức <-2SD thì bé đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
– Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao
Nếu chỉ số cân nặng của bé dóng sang chiều cao, cả 2 ở mức <-2SD thì bé có nguy cơ đang mắc phải chứng suy dinh dưỡng.
2. Bé từ 10 – 15 tuổi
Bố mẹ chú ý đến chỉ số BMI. Công thức: cân nặng của bé/ bình phương chiều cao của bé.
Bảng chỉ số BMI của trẻ từ 10 – 15 tuổi:
Loại | Chỉ số |
Cực kỳ nhẹ cân | < 16.0 |
Rất nhẹ cân | 16.0 – 16.9 |
Nhẹ cân | 17.0 – 18.4 |
Bình thường | 18.5 – 24.9 |
Thừa cân | 25.0 – 29.9 |
Béo phì loại I | 30.0 – 34.9 |
Béo phì loại II | 35.0 – 39.9 |
Béo phì loại III | >=40.0 |
Sau khi tính chỉ số BMI = cân nặng/ bình phương chiều cao. Mẹ so với bảng chỉ số để biết con đang ở mức nào.
Các tiêu chí đánh giá về sự phát triển của trẻ
Ngoài chỉ số chiều cao, cân nặng thì còn có một số tiêu chí đánh giá về sự phát triển của trẻ. Đó là:
1. Phát triển về thể chất
Bé phát triển có nhanh hay không, có linh hoạt trong hoạt động hàng ngày. Bé ngắm và ném mục tiêu chính xác.
2. Phát triển về nhận thức
Bé có khả năng phân biệt được các vật xung quanh. Làm quen về các con số. Biết tìm hiểu, phán đoán về những việc đang diễn ra. Biết vui chơi, đóng vai trong các cuộc vui chơi của mình. Bé có khả năng nhận biết được sáng, tối, hôm qua, hôm nay và ngày mai…
3. Khả năng ngôn ngữ
Bé có cảm xúc khi nghe kể chuyện, đọc truyện. Bé có biểu hiện phản ứng lại với cảm xúc, gật, lắc hay nét mặt. Bé có khả năng cố gắng bắt chiếc nói theo bố mẹ hoặc những âm thanh xung quanh.
4. Phát triển về cảm xúc
Bé biết vui, buồn, biết hờn dỗi. Bé biết thể hiện tình cảm của mình tới bố mẹ, ông bà và những người xung quanh.
6 yếu tố ảnh hưởng chiều cao, cân nặng của con
1. Yếu tố di truyền
Yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa và cân nặng của bố mẹ có tác động đến sự phát triển thể chất của con. Chiều cao của bé chịu sự tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền.
2. Dinh dưỡng và môi trường sống
Tình trạng suy dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của bé. Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng của con. Cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là canxi để con phát triển thể chất vượt trội.
3. Bệnh lý
Trẻ mắc các bệnh lý như thiếu hồng cầu hình liềm thường sẽ thấp bé hơn các bé cùng trang lứa. Sức khỏe giai đoạn dậy thì của bé cũng có sự khác nhau ở mỗi bé.
4. Sự chăm sóc của bố mẹ
Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ và những người thân xung quanh tác động rất lớn đến yếu tố tinh thần, từ đó giúp bé phát triển thể chất tốt hơn.
5. Sức khỏe của mẹ khi mang thai
Nếu trong thai kỳ, mẹ ăn uống không đủ chất thì bé cũng rất dễ mắc các chứng về thiếu cân. Khi mang thai mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất như sắt, folic, canxi, axit béo DHA… để con có thể phát triển tốt hơn.
6. Vận động và thể thao
Yếu tố vận động, hoạt động thể dục thể thao đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Những đứa trẻ chơi các môn thể thao như bóng đá, chạy, bơi lội… sẽ phát triển thể chất tốt hơn rất nhiều so với những trẻ lười vận động.
Sự phát triển chiều cao cân nặng của mỗi trẻ có sự khác nhau. Bố mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất và hoạt động thể thao hàng ngày sẽ giúp con cải thiện về mặt thể chất tốt nhất.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/bang-chieu-cao-can-nang-cua-tre-tu-0-10-tuoi-va-cach-doc-d298793.html” alt_src=”” name=””]